Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 (Trang 66 - 74)

- Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: 07 người gồm 01 Đội trưởng và

Sơ đồ 2.2: Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Thuế Thu Nhập CáNhân

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Những hạn chế

Luật Thuế TNCN đã đi vào cuộc sống được 2 năm kể từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực (từ ngày 01/01/2009). Mặc dù Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung cho phù hợp, nhưng qua thực tế thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc, xin được nêu ra để cùng trao đổi, từ đó kiến nghị giải pháp xử lý.

Hạn chế 1 là sự hạn chế của các văn bản hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế

TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài là đối tượng cư trú, vào làm việc tại Việt Nam từ sau 31/1/2008. Theo quy định của Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao trước đây và Luật Thuế TNCN mới, đối tượng này phải thực hiện quyết toán thuế TNCN năm thứ nhất cho thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam. Như vậy, trong năm tính thuế đầu tiên, các đối tượng này bị điều chỉnh bởi hai văn bản luật cho hai khoảng thời gian khác nhau (từ ngày 31/01/2008 đến 31/12/2008 tính theo Pháp lệnh thuế thu nhập cao và từ ngày 01/01/2009 đến 30/01/2009 theo Luật Thuế TNCN). Vì hai văn bản pháp luật này có phương pháp tính thuế và mức thuế huy động khác nhau nên khi quyết toán thuế phải tách quyết toán làm hai khoảng thời gian riêng cho từng năm. Trường hợp người nộp thuế có thu nhập ổn định cho cả 12 tháng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu thu nhập khác nhau, sẽ nảy sinh vấn đề mới là xác định thu nhập bình quân tháng để tính thuế thu nhập cho từng năm. Vậy nên cộng thu nhập của 12 tháng liên tục để chia bình quân hay thu nhập của năm nào tính bình quân riêng cho thời gian của năm đó, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, gây lúng túng khi thực hiện.

Hạn chế 2 là vướng mắc xung quanh quy định yêu cầu các đối tượng nộp thuế

khi thực hiện chuyển nhượng vốn trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán là cổ phiếu phải có trách nhiệm kê khai lại với cơ quan thuế nơi cư trú để được tính thuế.

Quy định này làm cho công tác quản lý thuế vừa phức tạp, khó khăn, nhưng hiệu quả rất thấp. Bởi lẽ, cổ phiếu do cá nhân quản lý và thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ bán vào thời gian nào, cơ quan thuế không thể theo dõi và kiểm soát được. Mặt khác, trong trường hợp tổ chức trả cổ tức ở địa phương khác với nơi cá nhân cư trú, cơ quan thuế không quản lý được thì khả năng thất thu rất lớn.

Hạn chế 3 là việc đăng kí thuế TNCN là một trong những vấn đề khó khăn nhất

trong quản lý thuế hiện nay đối với người làm công ăn lương. Số lượng người làm công ăn lương ngày càng nhiều, gắn với các điều kiện dễ dàng gia nhập thị trường của các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được nghĩa vụ đăng ký thuế TNCN. Trong thời gian đầu thực thi, Luật dễ gây tâm lý không thoải mái cho người thực hiện.

Hạn chế 4 là công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa thật tốt nên sự hiểu biết về thuế

TNCN của cộng đồng xã hội, tính tuân thủ tự giác của người nộp thuế còn nhiều hạn chế, nhiều người nộp thuế chưa có ý thức tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp luật trong việc kê khai và nộp đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước.

Hạn chế 5 là một số mẫu tờ khai các chỉ tiêu kê khai còn thiếu hoặc chưa phù

hợp, do đó cơ quan thuế khó có thể phân tích, đánh giá việc chấp hành chính sách thuế của tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế. Cụ thể ở Mẫu số 02/KK-TNCN, mục tiêu của tờ khai này nhằm yêu cầu tổ chức chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú, thực hiện kê khai số thuế TNCN phát sinh trong tháng, làm căn cứ để cơ quan thuế quản lý thu thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân bao gồm các công đoạn như: đôn đốc thu nộp, xử lý việc chậm nộp, phân tích, đánh giá viêc khai theo luật định. Tuy nhiên, với các thông tin tại Mẫu số 02/KK-TNCN hiện hành, cơ quan thuế rất khó đạt được các yêu cầu của việc quản lý, bởi thiếu các chỉ tiêu phản ánh chi tiết số người thuộc diện chịu thuế, mức thu nhập của từng cá nhân, các khoản thu nhập được giảm trừ, số thuế phải khấu trừ, nên rất cần được sửa đổi bổ sung.

Với Mẫu số 05/KK-TNCN, tờ khai quyết toán thuế TNDN (dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương). Mục tiêu của tờ khai quyết toán nhằm xác định chính xác thu nhập, các khoản được trừ, thu nhập tính thuế, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nộp thừa hay thiếu. Tuy nhiên, với các chỉ tiêu tại mẫu số 05/KK- TNCN hiện hành chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, nếu khai thác ở bảng kê kèm theo chỉ nắm được tổng thu nhập, số người được giảm trử, thuế đã khấu trừ, mà không thể nắm được các chỉ tiêu quan trọng khác như: số thuế nộp thừa, thiếu năm trước chuyển sang; thu nhập tính thuế; số thuế phát sinh không phải nộp trong năm; số thuế nộp thừa hay thiếu chuyển sang năm sau. Vì vậy, không thể phân tích đánh giá việc tổ chức, cá nhân kê khai đúng hay sai.

Hạn chế 6 là hiện nay tình trạng trốn thuế diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó

kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là lý do khiến mọi người thường lầm tưởng rằng, khi có một cá nhân hay tổ chức nào đó tìm cách không đóng thuế thì đó là biểu hiện của việc trốn thuế và phải bị xử phạt nghiêm khắc.

Theo thống kê của Chi cục Thuế Quận 2, chỉ có 12/58 đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và 10/37 trung tâm băng đĩa nhạc (do Sở Văn hoá Thông tin TP HCM cấp giấy phép hoạt động) thực hiện khấu trừ tại nguồn 10% thuế thu nhập cá nhân khi chi trả cho nghệ sĩ biểu diễn. Các đơn vị còn lại là hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần... đều không thực hiện.

Ngoài ra, 50 phòng trà, cà phê - bar do Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM (hoặc phòng kinh tế các quận) cấp giấy phép kinh doanh, có tổ chức biểu diễn ca nhạc, cũng không thực hiện khấu trừ tại nguồn.

Chi cục Thuế Quận 2 đã có cảnh báo sẽ tiến hành các cuộc điều tra và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm điển hình. Nhưng các tổ chức này vẫn cố tình không chấp hành.

Hạn chế 7 là về vấn đề thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động

sản (BĐS), đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Quy định của Luật Thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS là khá thông thoáng, góp phần làm thị trường BĐS sôi động. Nhưng trên thực tế thì không ít trường hợp đã lợi dụng sự thông thoáng này để lách luật, trốn thuế, cụ thể:

Tài sản duy nhất

Luật Thuế TNCN quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng BĐS tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều thời gian thì ít nhất trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở.

Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế.

Hạ giá chuyển nhượng

Hệ thống văn bản pháp luật thuế TNCN quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, TP quy định.

Thực tế trên thị trường BĐS, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh, TP quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, nên họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế.

Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh, TP quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế.

Chuyển nhượng bắc cầu

Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định: “thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế.

Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng BĐS cho nhau là đối tượng phải nộp thuế. Nhưng để lách luật, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu.

Cả hai lần chuyển nhượng này đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Thế là từ việc phải nộp thuế, hai chị em dâu chịu khó đi vòng, chuyển nhượng bắc cầu để tránh phải nộp thuế.

Hạn chế 8 là để quản lý tốt thuế TNCN, cần sự hỗ trợ rất lớn của các thiết chế

trung gian như ngân hàng, công ty chứng khoán, cơ quan chi trả thu nhập… Tuy nhiên, trên thực tế các tổ chức này không phải lúc nào cũng sẵn sàng phối hợp vì đây không phải là hoạt động chủ yếu của họ.

Nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam cũng là rào cản rất lớn đối với việc thực thi Luật này, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát thu nhập. Các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng bất động sản, các khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là rất khó kiểm soát nếu không quản lí chặt.

Hạn chế 9 là đội ngũ cán bộ quản lý thuế TNCN chưa có tính chuyên sâu,

chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, khoa học. Một bộ phận cán bộ công chức thuế chưa thực hiện tốt trách nhiệm pháp luật, chưa nêu cao ý thức phục vụ Người nộp thuế, thái độ chưa công tâm, khách quan. Thậm chí còn một số cán bộ có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, hoặc thông đồng với Người nộp thuế, làm thất thu

cho NSNN, vừa gây bức xúc đối Người nộp thuế nhưng chưa kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời.

Hạn chế 10 là có thể nói thuế TNCN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu và nguyên tắc

đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì chưa đảm bảo sự công bằng, ví dụ như với thu nhập như nhau, hoàn cảnh như nhau nhưng mức thuế TNCN phải nộp lại vênh nhau quá lớn.

Hạn chế 11 là cùng với tốc độ lạm phát cao trong bốn năm qua (tổng cộng tới

trên dưới 50%), cũng như với việc Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo, bước chân vào câu lạc bộ các nước có thu nhập trung bình trên thế giới (sớm hơn 01 năm so với dự báo WB), mức ngưỡng khởi điểm tính thuế TNCN 4 triệu đồng đã nhanh chóng trở nên lạc hậu. Nếu trước đây, chỉ với khoảng 10 triệu đồng/tháng, một gia đình 4 nhân khẩu có thể sống khá dễ chịu ở Quận 2, thì nay, mức tối thiểu đã nâng lên ít nhất gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, nếu tính cả tiền thuê nhà…Nếu xét theo đà và áp lực lạm phát còn khá cao trong thời gian tới, nhất là về giá lương thực, thực phẩm và y tế, cũng như xăng dầu, điện nước…, thì chắc chắn “gói thu nhập tối thiểu” giành cho 1 gia đình trung bình ở đô thị nước ta này còn tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Hơn nữa, việc Luật thuế TNCN “chốt” rõ mức khởi điểm tính thuế cụ thể bằng đơn vị VND vừa thấp, dễ lạc hậu, lại vừa cứng khiến gây khó cho mỗi lần điều chỉnh trước các biến động tiền lương trên thực tế.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, là do hệ thống Luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chưa hoàn thiện, có những nội dung còn chưa sát với thực tế quản lý thu thuế TNCN tại Việt Nam nên còn gây ra những hạn chế trong việc tận thu vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, do trình độ đội ngũ cán bộ thuế vẫn chưa cao sẽ dẫn tới sự yếu kém

nước buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa chỉ ra cho họ thấy quyền lợi được hưởng, rằng mỗi con đường, mỗi ngôi trường, bệnh viện, sự an ninh của khu phố… đều từ tiền thuế của dân mà ra. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp cũng dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế…

Đặc biệt trong công tác thanh tra thuế, điều này càng thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp. Trình độ cán bộ thuế còn nhiều hạn chế thì không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra.

Trong những năm gần đây ngành thuế đã tập trung đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ của ngành nhưng mới chỉ dừng lại ở việc gửi cán bộ đi học tại các trường đại học và trung học chứ chưa chuyên sâu về nghiệp vụ thuế và các kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức nhà nước quy định.

Ngành thuế đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý ở các địa phương. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì luôn có chỉnh sửa thì việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Cơ sở làm việc còn chật chội, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được trang bị lại để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc. Việc trao đổi thông tin giữa các ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.

Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay, quá trình thanh toán tiền bằng tiền mặt vẫn là

chủ yếu nên đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu

nhâp của đối tượng nộp thuế một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó các khoản thu nhập lại rất không ổn định.

Thứ tư, do những bất cập trong chế độ kê khai thuế và cấp mã số thuế hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 (Trang 66 - 74)

w