KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC (Trang 72 - 77)

1- Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài bởi vì muốn tham gia thị trường kỳ hạn thì phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ ở Luân Đôn, thế nhưng hiện nay việc tiếp cận nguồn vốn vay của Nhà nước do lãi suất ngân hàng quá cao cùng với việc hạn chế vay ngoại tệ của các ngân hàng đã gây khó khăn cho các Doanh nghiệp, vì vậy Nhà nước cần có những chính sách tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ cho các Doanh nghiệp

2- Việt Nam phải xây dựng thành công nền kinh tế thị trường. Đây là điều kiện quan trọng nhất bởi vì nền kinh tế thị trường sẽ làm cho lượng cung, cầu về hàng hoá trong xã hội tăng cao, hàng hoá trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và có thể xuất khẩu những mặt hàng chủ lực nhưng đồng thời trong đó cũng xuất hiện những rủi ro về giá hàng hoá và do đó, việc sản xuất, xuất khẩu tìm cơ hội để bảo hộ rủi ro về giá là nhu cầu hoàn toàn chính đáng, cần Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam cần xây dựng nên quỹ bảo hộ rủi ro cà phê, quỹ này do một phần là do Nhà Nước cấp, một phần từ các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đồng thời kêu gọi sự tài trợ từ những người trồng cà phê, hệ thống thu mua trên toàn quốc.

3- Luật Thương Mại đã ban hành Nghị Định về giao dịch hàng hoá tại Sở Giao Dịch tuy nhiên vẫn còn đề cập rất ít, chưa có luật về giao dịch tương lai hoàn chỉnh và chi tiết vì vậy khi xảy ra thua lỗ, các doanh nghiệp không biết báo cáo thế nào. Vì thế, Nhà Nước phải có hệ thống pháp luật riêng về hoạt động giao dịch tương lai, mặc khác, giao dịch hợp đồng tương lai là một giao dịch tài chính phức tạp, việc phải có hành lang pháp luật điều chỉnh sẽ giúp cho quyền và chủ thể tham gia trên thị trường được bảo vệ, đồng thời giúp cho nhà nước quản lý tốt hơn loại thị trường mới mẻ này.

4- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như gạo, đồ uống, cà phê, rau quả, thuỷ sản, khoáng sản... đang gặp phải những rào cản về

môi trường rất lớn liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm như tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quá trình chế biến, chất lượng hàng hoá, nhãn môi trường, bao bì đóng gói.Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai là các thị trường có chất lượng môi trường rất cao, khách hàng rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và an toàn (thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore...). Do vậy, ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn để đáp ứng các yêu cầu môi trường trong việc tiếp cận các khu vực thị trường nói trên.

Quyết định số 06/2007/QĐ-BTS được ban hành ngày 11-7, nêu rõ việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu. Quyết định của Bộ Thuỷ sản nêu rõ, từ nay chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Thuỷ sản mới được phép xuất khẩu.

Khi tham gia giao dịch cà phê thông qua sàn giao dịch cũng là lúc đưa sản phẩm của nước ta tiếp cận với thị trường thế giới yêu cầu cấp thiết đặt ra là hàng hoá của ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá. Bởi vì chỉ có những hàng hoá đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các sở giao dịch hợp đồng tương lai trên thế giới chấp nhận mà thị trường Việt Nam không thể tách khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay. Nhà nước cần thành lập tổ chức kiểm tra chất lượng cà phê, giống như đối với ngành hàng thuỷ sản, chỉ những hàng hoá đủ chất lượng mới được xuất khẩu.

5- Nhà nước cần xây dựng một mô hình quy trình kiểm tra chứng từ chuẩn để đảm bảo giao dịch tương lai được thực hiện trên cơ sở hàng hoá thực, mục đích là tránh sự lợi dụng hợp đồng tương lai để đầu cơ.

LỜI KẾT LUẬN

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển cà phê một cách quá nhanh đồng thời cùng với sự biến động giá cả thị trường cà phê thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển ngành hàng cà phê tại thị trường trong nước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch, cần phải thật sự tỉnh táo để phân tích diễn biến của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, FONEXIM HCM đã kịp thời đưa ra những chính sách hết sức cần thiết và đúng đắn đưa công ty từng bứơc vượt qua những khó khăn, chứng tỏ bản lĩnh vững vàng của mình.

Với đội ngũ lãnh đạo tài tình cùng với đội ngũ nhân viên nhịêt tình và có trách nhiệm, tin rằng Công Ty sẽ không ngừng phát triển và thương hiệu ngày càng đứng vững trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu thị trường FUTURE và OPTION, Nhà Xuất Bản Thống Kê, trang 10 – 70.

2. Lê Quang Hưng (1999), Kỹ thuật trồng và thu hoạch cà phê xuất khẩu, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, trang 4 – 10, trang 161 – 169.

3. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006 – hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá.

4. Các trang web:

 www.thienduongcafe.com

 www.thegioicafe.vn

 www.tuoitre.com.vn

 Tin cà phê của Hiệp Hội Cà Phê – Ca Cao Việt Nam tại

www.vicofa.org.vn/vicofa/tintuc.shtml

 Thông tin giá cà phê tại www.giacaphe.com,

www.giacaphetructuyen.com

 Chuyên trang cà phê tại trang xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa chỉ www.agro.gov.vn/caphe

 Báo cáo thị trường của tổ chức cà phê thế giới tại địa chỉ

http://www.ico.org/documents.asp

 Tin cà phê ca cao trên trang web của trung tâm xúc tiến thương mại, bộ thương mại tại địa chỉ:

 Tìm hiểu giao dịch hàng hoá phái sinh trên trang web:

https://techcombank.com.vn

 Tìm hiểu về hợp đồng tương lai trên các địa chỉ:

www.vietnamnet.vn, Tạp Chí Kinh Tế Phát Triển/2005,

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: Chứng từ hợp đồng số SW/V/02.12.08/P/271  Hợp đồng ngoại

 Provisional Invoice  Final Invoice  Thư fix giá  Hợp đồng nội  Packing List

 Tờ khai hải quan xuất khẩu

5. Phụ lục 2: Các loại lệnh thông dụng trong giao dịch kỳ hạn trên thị trường cà phê

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w