NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ KHI THAM GIA GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC (Trang 68 - 70)

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY.

Tham gia vào thị trường giao dịch tương lai từ đầu năm 2008, kết quả đạt được đó là bảo hộ được hàng hoá của mình, tuy nhiên đang trong thời gian dò dẫm thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như:

1. Khó khăn

a. Thời gian giao dịch theo giờ Luân Đôn có giờ mở cửa từ 16h chiều Việt Nam và kết thúc vào nửa đêm. Việc thức đêm giao dịch là một bất lợi cho các nhà kinh doanh cà phê nói chung và công ty nói riêng.

b. Giao dịch hàng hóa trên thị trường giao sau và sử dụng hợp đồng tương lai để thực hiện giao dịch là một vấn đề hết sức phức tạp và còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên cần có trình độ chuyên môn vững vàng để tham gia giao dịch.

c. Giá cà phê thế giới giảm là do hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới khá trầm lắng vì không còn hàng, việc thu mua hàng hết sức khó khăn. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta đứng thứ hai thế giới nhưng trong những tháng qua, hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam cố thu gom cà phê hạt để hoàn thành hợp đồng xuất khẩu đã ký chứ không còn hàng để ký thêm các hợp đồng mới.

d. Hiện nay Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam có 146 doanh nghiệp nhưng việc liên kết với nhau còn rất kém, doanh nghiệp nào cũng chỉ chọn phương thức

bán hàng có lợi nhất cho công ty mình, không có sự phối hợp để điều tiết lượng hàng bán ra, điều tiết thị trường. Thậm chí có doanh nghiệp cố tình bán phá giá thị trường, làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của doanh nghiệp khác, điều này góp phần tạo điều kiện cho giới đầu cơ thừa cơ hội thao túng thị trường.

e. Từ đầu năm đến nay, giá cà phê trên thị trường London liên tục giảm, doanh nghiệp đã ký hợp đồng giao xa rồi chờ chốt giá không còn cơ hội. Nhiều hợp đồng treo hết thời gian phải chuyển tháng, có hợp đồng từ tháng 3 chuyển sang tháng 5, giờ lại sang tháng 7, tháng 9, thậm chí tháng 11.

Tại thời điểm này, áp lực chốt giá, chuyển thời gian hợp đồng rất lớn. Một số hợp đồng chuyển từ tháng 7 sang tháng 9 mất phí 35 USD/tấn, chuyển sang tháng 11 mất tới 50 USD/tấn.

Thậm chí, có khi ký hợp đồng giao xa được nhà nhập khẩu ứng trước 70% hợp đồng, giá giao dịch xuống mạnh dưới cả giá đã ứng trước, hợp đồng tự động thanh lý, chỉ trong một ngày mà số lượng cà phê Việt Nam được hốt giá rẻ tới 5.000 lot (tương ứng 50.000 tấn). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là doanh nghiệp Việt Nam dự báo sai diễn biến giá cả thị trường

2. Hạn chế

a. Việc nắm bắt thời cơ là rất quan trọng đối với việc kinh doanh cà phê bởi nếu bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, mà điều này phụ thuộc chủ quan vào người giao dịch, người đó phải thật sự nhạy bén theo dõi từng diễn biến của thị trường, biến động giá, phán đoán kịp thời để đưa ra quyết định đúng đắn nhất mà điều này công ty vẫn còn thiếu do tham gia vào thị trường này trong thời gian quá ngắn, rất ít người hiểu biết kỹ về thị trường này.

b. Không có bộ phận nghiên cứu thị trường và phân tích kỹ thuật, dự báo giá thị trường thế giới và trong nước một cách riêng biệt.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w