- Tên giao dịc h: VIET THANG GARMEN JOIN STOCK COMPANY Tên viết tắt : VIGACO
b. Bộ máy quản lý
Nhà máy được chia làm 6 hệ thống quản lý về nghiệp vụ và sản xuất, bao gồm:
+ Hệ thống 1: Văn Phòng Nhà Máy.
+ Hệ thống 2: Bộ phận Kỹ Thuật-Công Nghệ.
+ Hệ thống 3: Bộ phận Kỹ Thuật Thiết Bị (cơ-điện-lò hơi).
+ Hệ thống 4: Xưởng May.
+ Hệ thống 5: Xưởng Chống Nhăn-Hoàn Tất.
+ Hệ thống 6: Bộ phận Quản Lý Chất Lượng.
Văn phòng nhà máy:
Ban Giám Đốc: chịu trách nhiệm chung của nhà máy trước tổng giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tuyển dụng lao động trực tiếp, phân phối tiền lương – thưởng hợp lý.
Nhóm Nhân Sự:
Thực hiện các nghiệp vụ:
• Lao động.
• Tiền lương.
• Vệ sinh công nghiệp.
Nhóm Kế Toán:
Thực hiện các nghiệp vụ:
• Kế toán tiền lương và kế toán kho
• Giao nhận.
• Kiểm tra nguyên-phụ liệu.
Nhóm kế hoạch:
• Lập kế hoạch sản xuất;
• Điều độ và Thống kê sản lượng
Bộ phận Kỹ Thuật-Công Nghệ: Thực hiện các nghiệp vụ:
• Lập tiêu chuẩn kỹ thuật;
• Lập bảng tác nghiệp nguyên-phụ liệu;
• Định mức nguyên-phụ liệu;
• Khảo sát độ co, ánh màu và các đặc tính khác của nguyên-phụ liệu;
• Thiết kế mẫu và nhảy cỡ;
• Giác sơ đồ;
• Định mức công nghệ và thiết kế dây chuyền sản xuất;
• Theo dõi và điều chỉnh các phát sinh trong xản xuất;
Bộ phận Kỹ Thuật Thiết Bị: Thực hiện các nghiệp vụ:
• Chế tạo khuôn mẫu, cữ gá;
• Sửa chữa và bảo trì máy móc-thiết bị;
• Quản lý và điều phối máy móc-thiết bị;
• An toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
• Quản lý và vận hành lò hơi.
Xưởng May:
Có tổng cộng 5 chuyền thực hiện các nghiệp vụ: cắt và may một phần hoặc hoàn chỉnh sản phẩm. Xưởng Chống Nhàu-Hoàn Tất: Thực hiện các nghiệp vụ: • Chống nhàu. • Hoàn tất sản phẩm. • Bao bì, đóng gói. Bộ phận Quản Lý Chất Lượng: - Ban Đảm Bảo Chất Lượng (QA): Thực hiện các nghiệp vụ:
• Biên soạn quy chế về việc quản lý chất lượng của nhà máy.
• Kiểm tra việc vận hành của toàn nhà máy theo các quy chế, quy trình, quy định được thiết lập.
• Kiểm định chất lượng trên chuyền (inline inspection) tại tất cả các bộ phận sản xuất trong toàn nhà máy.
• Kiểm định chất lượng hàng gia công ngoài như: in, thêu, đính cườm, đính đá, wash, cắt chỉ, cắt cuộn…
• Giám định chất lượng bán thành phẩm nhận gia công từ bên ngoài trên cơ sở kết quả kiểm tra của tổ KCS trước khi nhập kho trung chuyển và đưa vào sản xuất.
• Kiểm định chất lượng bao bì: thùng carton, bao nylon…
• Kiểm định thành phẩm đã đóng thùng (pre-final inspection)
• Kết hợp với quản lý tổ KCS để phục vụ khách hàng kiểm final.
• Tổng hợp, báo cáo và công bố tình hình chất lượng của nhà máy hàng ngày, hàng tháng.
• Thông báo tình trạng chất lượng nguyên–phụ liệu cho công ty và cho khách hàng khi được sự ủy quyền của công ty.
• Lưu trữ hồ sơ chất lượng và toàn bộ hồ sơ sản xuất cũng như các hồ sơ liên quan đến công tác đánh giá nhà máy. Đồng thời, trực tiếp làm việc với công ty và khách hàng trong việc đánh giá nhà máy.
- Tổ Kiểm Tra Chất Lượng (KCS và QC): Thực hiện các nghiệp vụ:
• Kiểm tra chất lượng thành phẩm tại Xưởng May (outline inspection). Kiểm tra chất lượng trên và cuối dây chuyền sản xuất của Xưởng Chống Nhàu-Hoàn Tất.
Nhà máy được tổ chức theo hình thức phân chia thành các hệ thống chức năng hoạt động. Công việc giao cho các cá nhân trong các tổ, nhóm , bộ phận chỉ là tương đối, các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết công việc kịp thời phục vụ sản xuất theo sự điều động của quản lý tổ, nhóm, bộ phận. Các hệ thống thực hiện các nghiệp vụ được giao và quan hệ qua lại với nhau chặt chẽ dưới sự điều hành và kiểm soát của ban Giám Đốc nhà máy.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Trang 31 STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 Tăng giảm NĂM 2008 2008-2009 2009-2010
Tuyệt đối Tương đối (%)
Tuyệt đối Tương đối
(%)1 Giá trị SXCN, Tỷ 1 Giá trị SXCN, Tỷ
đồng 142,52 142,61 158,73 0.09 0.06 16.12 11,34