Cơ chế đào tạo của nhà trường

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. (Trang 42 - 48)

VIÊN THƯƠNG MẠI.

3.2.1.2. Cơ chế đào tạo của nhà trường

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng anh là Vietnam University of Commerce, tên giao dịch viết tắt là VCU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, là thành viên của Hiệp hội trường đại học Việt Nam (VUZ), Hiệp hội các trường đại học Châu Á&Thái Bình Dương, của Viện nghiên cứu kinh tế-quản lý Pháp ngữ (CEDIMES), của Tổ chức các Trường đại học sử dụng tiếng Pháp (AUF) với sứ mạng: Xây dựng và phát triển Trường Đại học Thương mại trở thành trường đại học đa ngành tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại (bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ) của Việt Nam có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm giáo dục có chất lượng và không ngừng được cải tiến với phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới và hoàn thiện; một trung tâm đầu ngành trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thương mại, du lịch, dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; một trung tâm văn hoá nhằm cung cấp cho xã hội những cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá và năng lực nghề nghiệp thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Trường đại học Thương Mại là một trong những trường đi đầu trong công tác chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức theo học chế tín chỉ. Theo chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo đại học và cao đẳng theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Thương mại đã thành lập Ban Nghiên cứu và triển khai đào tạo tín chỉ và xây dựng kế

hoạch tổ chức chuẩn bị các điều kiện để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào Trường từ khóa tuyển sinh năm 2007. Sự chuyển từ cơ chế đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một bước chuyển biến lớn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Sự chuyển đổi về cơ chế không chỉ là sự thay đổi về phương thức đào tạo, cách dạy và cách học của giảng viên cũng như của sinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Vậy hình thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là gì ? Vì sao sự chuyển đổi về hình thức đào tạo lại ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu hai hình thức đào tạo này và so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức đào tạo.

Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Ví dụ chương trình đào tạo trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Chính vì vậy hạn chế của hình thức đào tạo theo niên chế mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc sắp xếp lịch học cho phù hợp với thời gian biểu riêng của mỗi cá nhân. Khác với hình thức đào tạo theo niên chế, đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên

giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vậy mà đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình học, nội dung đào tạo. Ngoài ra các bạn sinh viên được chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp với bản thân. Việc đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên trong rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng chính việc lên kế hoạch học tập cho chính bản thân.

Phương thức đào tạo theo niên chế là hình thức học mà hầu hết các bạn sinh viên đã quen từ khi còn là một học sinh cấp một cho đến cấp ba. Ở phương thức đào tạo theo niên chế, thầy và trò quen với việc dạy và học một chiều, thụ động theo kiểu thầy giảng – trò ghi. Giảng viên có nhiệm vụ truyền đạt , giảng giải đúng và đủ kiến thức đã được quy định trong từng bài, từng chương của giáo trình vốn được thiết kế phù hợp với yêu cầu của chương trình môn học và kế hoạch đào tạo của niên chế. Việc tiếp thu kiến thức một chiều thường làm cho người học cảm thấy nhàm chán. Lâu dần làm cho sinh viên có thói quen ỷ lại vào giảng viên mà không chủ động tìm tòi học hỏi, không có sự sáng tạo, tìm hiểu thêm kiến thức bên ngoài. Khi chuyển đổi từ niên chế qua tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ sinh viên phải tự học là 30 tiết. Trong đào tạo theo tín chỉ yêu cầu về chuẩn đào tạo không hề thay đổi, trước mắt vẫn giữ nguyên và dần dần sẽ tăng lên theo yêu cầu của công tác kiểm định chất lượng. Như vậy thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thời gian tự học của sinh viên tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá. Vậy làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Các phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục được phát huy các điểm mạnh, nhưng việc nâng cao sự chủ động của sinh viên trong giờ học được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp như nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo định hướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học. Có thể nói trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp,

lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. Phương thức học mới này, chính là đang giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng học và tự học. Mỗi môn học, các bạn sinh viên được chia thành từng nhóm và được giao đề tài thảo luận theo nhóm. Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ cùng bàn bạc thảo luận đề tài . Để có một bài thảo luận hoàn chỉnh và được đánh giá cao, các thành viên trong nhóm phải có sự thống nhất ý kiến về bài thảo luận và có sự phân công công việc rõ ràng phù hợp với khả năng và sở trường của từng người. Hình thức thảo luận theo nhóm này giúp các bạn sinh viên được làm quen và dần dần hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, biết phát huy sức mạnh tập thể. Hơn thế nữa, giờ thảo luận trên lớp còn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội thuyết trình trước đám đông và trở nên tự tin hơn.

Việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một bước chuyển đổi trong cải cách nền giáo dục Việt Nam. Nó tạo ra sự đổi mới về cách dạy, cách học của nhà trường và sinh viên. Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra sự chủ động cho sinh viên trong quá trình học tập. HCTC đòi hỏi SV phải có chiến lược học tập, xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký môn học theo khả năng học tập, nhu cầu ngành học và hoàn cảnh kinh tế của mình. Vậy hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình học tập, ngoài ra còn rèn cho sinh viên kỹ năng học và tự học, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc trong quá trình học tập.

Nhận thức được vai trò,tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp, trường đại học Thương Mại ngày càng quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường luôn tạo cho sinh viên một môi trường tốt để có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm. Mỗi một học phần, sinh viên được chia thành các nhóm khác nhau. Các nhóm sẽ được chia theo danh sách lớp và các học phần khác nhau sẽ hình thành nên các nhóm khác nhau. Điều này rất hữu ích với sinh viên nhất là những bạn sinh viên năm đầu, mới bước chân vào trường, còn nhiều bỡ ngỡ rụt rè. Việc chia nhóm theo danh sách và theo từng học phần sẽ giúp các

bạn nhanh chóng làm quen với các bạn mới và rèn cho bản thân khả năng giao tiếp hòa nhập vào môi trường mới tốt hơn. Giao tiếp tốt và thích nghi nhanh với môi trường là kỹ năng rất cần thiết cho bản thân mỗi chúng ta, đặc biệt là trong môi trường làm việc sau này.

Về cơ sở vật chất, nhà trường cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên các trang thiết bị trong học tập và rèn luyện kỹ năng. Các buổi học cũng như các buổi thảo luận trên lớp, các phòng học được trang bị máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy và thuyết trình của sinh viên. Nó hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giảng dạy và học tập, giúp buổi học trở nên thú vị hơn và giúp sinh viên tự tin hơn khi thuyết trình. Ngoài ra, trường còn có hệ thống thư viện với rất nhiều đầu sách và rất nhiều loại sách. Sách trong thư viện rất phong phú cả về số lượng và chủng loại. Đây là nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho sinh viên trong việc tự nghiên cứu tìm tòi, học và tự học.

Không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm mà nhà trường còn đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo, giảng dạy. Đó là các học phần phát triển kỹ năng như : kỹ năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng, kỹ năng trình diễn vấn đề chuyên ngành, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hiện đề tài luận văn chuyên đề tốt nghiệp, kỹ năng điều tra và chia sẻ thông tin online, kỹ năng ra quyết định quản lý. Các học phần phát triển kỹ năng là học phần tự chọn. Tùy vào sở thích và chuyên ngành của mình mà sinh viên có thể chọn cho mình lớp kỹ năng thích hợp. Sinh viên có thể đăng kí và tham gia các lớp học kỹ năng ngay trong trường. Có thể nhận thấy rằng nhà trường đã rất quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

Nhưng không dừng lại ở đó những hoạt động về đoàn, đội do nhà trường tổ chức cũng mang lại rất nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. Những hoạt động tình nguyện của các đội sinh viên trong trường như mùa hè xanh,tiếp sức mùa thi, cứu giúp đồng bào lũ lụt, hoạt động hiến máu nhân đạo….những hoạt động đó vừa mang ý nghĩa giúp các bạn sinh viên cảm thấy vui vì sự đóng góp nhỏ bé của mình vì một xã hội tốt đẹp hơn. Không chỉ dừng lại ở đó những hoạt động tình nguyện đó cũng đã giúp các bạn sinh viên rèn luyện được khả năng làm việc nhóm, giúp các bạn năng động và tự tin hơn. Gần đây nhà trường có mở thêm trung tâm hướng nghiệp sinh viên.Trung tâm giúp định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên

sau khi ra trương đồng thời mang lại những cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sinh viên sẽ được trung tâm hướng nghiệp tạo cơ hội có được một công việc part time khi ngồi trên ghế nhà trường điều này sẽ giúp các bạn tiếp xúc sớm hơn với môi trường công việc bên ngoài từ đó giúp các bạn nhận thức sâu hơn về những kỹ năng mềm mà các bạn cần rèn luyện để phục vụ tốt hơn công việc sau này của mình từ đó có mục tiêu rèn luyện cho bản thân vầ kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng một cách chủ động và sáng tạo.Đồng thời trung tâm hướng nghiệp còn mở lớp đào tạo về những kỹ năng cần thiết với các bạn sinh viên như kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng trong phỏng vấn tuyển dụng….Trong khi hiện tại cũng có rất nhiều khóa học kỹ năng bên ngoài và các bạn sinh viên đang boăn khoăn khi lựa chọn những lớp kỹ năng đó vì không biết chất lượng đào tạo ra sao, trung tâm hướng nghiệp đã tạo cơ hội cho các bạn sinh viên tham gia khóa học với sự tin tưởng về chất lượng , tin tưởng về người giảng dạy.Qua mỗi khóa học các bạn sinh viên sẽ tự tin hơn với những kỹ năng đã được đào tạo đó là những hành trang vững vàng cho các bạn trong công việc sau này.

Mặc dù đã có sự quan tâm đến việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm nhưng việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên vẫn còn những mặt hạn chế. Những lớp học về kỹ năng mềm đòi hỏi cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy như camera, các thiết bị tổ chức trò chơi… Ví dụ, một lớp học về kỹ năng thuyết trình nếu được trang bị về camera, học viên lên thuyết trình và được ghi hình và xem lại. Khi đó học viên xem lại và sẽ dễ dàng nhận ra những thiếu sót của bản thân và sửa đổi. Các lớp học về kỹ năng của nhà trường thường được tổ chức trên lớp theo cách giảng dạy truyền thống, chưa có sự sáng tạo và chưa thực sự đem lại hiệu quả . Khóa học về kỹ năng mềm là khóa học đặc biệt nên cần tạo ra một môi trường, không gian học mới mẻ, thú vị. Các khóa học về kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng giao tiếp, có thể tổ chức trò chơi và hoạt động ngoài trời. Như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w