D. Hàng May Mặc của các nước ASEAN.
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.
HOA KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.
3.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương trong thời gian tới của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương trong thời gian tới
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam
Dệt may hướng đích top 3 thế giới về xuất khẩu
Xây dựng Việt Nam thành trung tâm thời trang của khu vực dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2020
− Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may.
− Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.
− Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng.
− Nền kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, nhu cầu nhập khẩu đối với hàng dệt may đang gia tăng cũng là một thuận lợi đối với ngành này.
− Cùng với đó là những chính sách về tỷ giá nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu cũng là một lợi thế cho ngành.
BẢNG 3.1 Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch XK hàng dệt (triệu USD) 1.553,5 1.798,8 1.942,7 2.212,7
Kim ngạch NK hàng dệt (triệu USD) 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5
Cán cân thương mại ngành dệt (triệu USD) -3.503,4 -3.368,0 -3.048,0 -3.183,8
Kim ngạch XK hàng may mặc (triệu USD) 9.665,4 11.198,6 12.989,0 13.805,3
Kim ngạch NK hàng may mặc( triệu USD) 379,8 414,0 451,3 497,3
Cán cân thương mại ngành may mặc (triệu USD) 9.285,6 10.784,6 12.538,7 13.408,0
(Nguồn: www.trademap.org) Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may cũng đi kèm những diễn biến đáng lo ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm hụt đã giảm trong năm 2009 và dự báo trong giai đoạn 2011-2013. Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu.
BẢNG 3.2 Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Mặt hàng Đơn vị 2010 2020
Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu
Bông Nghìn tấn 20 255 235 60 430 370
Sợi nhân tạo Nghìn tấn 260 220 600 370
Chỉ và filamen Nghìn tấn 350 790 440 650 1.350 700
Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
(Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội)
Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
BẢNG 3.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp may đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000
2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000