II. Khu vực vốn đầu tư nước ngoà
4. Hiệu quả kinh tế xã hội vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn
NÔNGNGHIỆPNÔNGTHÔNTHÁI BÌNH I Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Bình
I. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Bình
Từ nay đến năm 2010 tiếp tục duy trì vàđẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đi trước một bước phù hợp với trình độ sản xuất hiện có, chú trọng đến các vùng kinh tế trọng điểm và nhu cầu cấp thiết theo những mục tiêu trước mắt và lâu dài thích hợp.
+ Về giao thông:
Giao thông làđiều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như văn hoá xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Đến năm 2000, tỷ lệđường giao thông được trải nhựa, bê tông, gạch đá cấp phối chiếm 97,75%. Tuy nhiên, về chất lượng trừ tuyến đường quốc lộ, tuyến nội đô thịđược đảm bảo còn lại các tuyến đường liên tỉnh,liên huyện, liên xã và nội thôn tuy đãđược sửa chữa nâng cấp hàng năm nhưng so với nhu
cầu phát triển kinh tế thì không phù hợp. Sản xuất càng phát triển dẫn đến giao lưu trao đổi ngày càng nhiều, các tuyến đường ở nông thôn nhất là các tuyến đường gạch đá cấp phối vàđường đất (chủ yếu làđường dân sinh) thường xuyên bị quá tải tồn tại ở một số xã nghèo, kinh tế chậm phát triển cần chúýđầu tư tiếp bằng nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước.
Thái Bình có những điều kiện tốt cho việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng khác. Thế nhưng với quá trình đô thị hoá nhanh như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tập trung vào chuyên môn hoá sản xuất. Vậy cần phải nâng cấp và xây dựng thêm một cách có qui hoạch đến các tuyến đường nội đồng bởi các tuyến đường này hiện nay còn eo hẹp, không đảm bảo cho các loại máy móc nông nghiệp đến đồng ruộng thay thế thủ công. Hơn thế nữa, hầu hết các tuyến giao thông hiện nay vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoặc có nhưng kém, chưa hoàn thiện, hệ thống cây xanh ven đường bị chặt phấ nhiều gây khó khăn cho việc đi lại cả về mùa mưa và mùa nắng, không đảm bảo cảnh quan môi trường, cần được quan tâm qui hoạch lại.
Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với các vùng kinh tế kém phát triển của tỉnh như: Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Đông Hưng, làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa thị trấn, thị tứ với các nông thôn vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Nhận thức được điều này nên vấn đềđầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những chương trình quan trọng được các cấp lãnh đạo của tỉnh hết sức quan tâm, hàng năm thường xuyên cho tiến hành nâng cấp và tu sửa các tuyến đường trọng điểm tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với tổng kinh phíđầu tư trên 12.000 tỷđồng trong năm 1999 tỉnh Thái Bình đã làm được khối lượng lớn đường giao thông như sau:
BẢNG 6: DANHMỤCĐẦUTƯHẠTẦNGGIAOTHÔNGNÔNGTHÔNNĂM 2000
TT Công trình
Tổng vốn theo dựán (tr.đồng)
Tổng số Ngân sách 1 Cải tạo, nâng cấp đường liên thôn xã An Bài 250 250 2 Cải tạo đường liên thôn xã Quỳnh Ngọc 400 400 3 Cải tạo nâng cấp đường xã An Mỹ 756,7 200 4 Cải tạo đường vào thôn Linh Quy xã An Thanh 132 132 5 Cải tạo nâng cấp đường vào chợĐồng Tiến 204,7 204,7 6 Cải tạo nâng cấp đường liên thôn xã An Đồng 111,7 111,7 7 Cải tạo, sửa chữa đường Quỳnh Bảo – An Vinh 1.064 1064
8 Cải tạo nâng cấp đường An Vinh 200 200
(Nguồn: Sở Kế hoạch VàĐầu Tư tỉnh Thái Bình)
Trong tương lai gần Thái Bình sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất cao, các ngành dịch vụ phát triển tốt, do đó các tuyến đường cho mục tiêu trên là cần thiết. Thái Bình cố gắng phấn đấu để các tuyến đường giao thông đến các thôn xóm cơ bản làđường nhựa, bê tông và gạch vào năm 2010. Trước hết xoá bỏđường đất phục vụ cho giao thông đi lại, tiếp cận vàáp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiếp thu khoa học về máy móc với phương châm tập trung theo chiều sâu, lấy chất lượng các tuyến đường làm chính, hoàn thiện dầnlượng để phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Về hệ thồng thuỷ lợi:
Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng nhất làđối với các loại cây lương thực ở nước ta, chủ yếu là trồng lúa nước. Thật đúng như câu dân gian đúc kết vai trò của thuỷ lợi đối với bà con nông dân: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Có thể nói, thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trước mắt tập trung cho việc tưới tiêu đảm bảo diện tích sản xuất lúa chính. Đến năm 2010 xây dựng mớimột số trạm bơm và cứng hoá hoàn toàn kênh mương, áp dụng kỹ thuật tưới phun,
tưới thấm giảm hao tổn nước, phù hợp với đặc điểm địa hình vàđất đai vùng bãi, đảm bảo tưới cho diện tích cấy lúa chính và thực hiện thâm canh tăng vụ. Hiện nay, với việc ngành nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng vụ ngày càng phổ biến và vì thế diện tích gieo trồng sẽ tăng tương ứng, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm thì việc tưới tiêu càng cần phải đảm bảo. Điều này đòi hỏi đầu tư phải tăng cường hơn nữa, thường xuyên nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thêm trạm bơm để phục vụ tưới toàn bộ diện tích gieo trồng, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho cả phần diện tích nông nghiệp và phi nông nghiệp (hiện nay công tác này còn kém nên úng lụt vẫn có thể xảy ra do công tác tiêu úng không đảm bảo). Bảng 7: HỆTHỐNGKÊNHMƯƠNGCỦAHUYỆN QUỲNH PHỤ Chỉ tiêu 1999 2000 Tốc độ phát Chiều dài (km) Cơ cấu (%) Chiều dài (km) Cơ cấu (%) I. Tổng chiều dài kênh
mương
350,25 100 350,25 100 100
1. Chiều dài kênh mương tưới
175,5 50,1 175,5 50,1 100
+ Kênh cấp I 32,75 18,66 32,75 18,66 100
Trình độ: Cứng hoá 4,92 15,02 4,92 15,02 100
+ Kênh mương cấp II 37,55 21,4 37,55 21,4 100
+ Kênh mương cấp III 56 31,91 56 31,91 100
Trình độ: Cứng hoá 30,82 55 35 62,5 113,6
+ Kêng mương nội đồng 49,2 28,03 49,2 28,03 100
2. Chiều dài kênh tiêu 145,75 41,61 145,75 41,61 100
+ Kênh cấp I 31,77 21,8 31,77 21,8 100
+ Kênh cấp III 40 27,4 40 27,4 100
+ Kênh nội đồng 37,58 20,23 37,58 20,23 100
Chiều dài kênh mương tưới tiêu
29 8,29 29 8,29 100
+ Kênh cấp I 10 30,18 10 30,18 100
+ Kênh cấp II 19 65,52 19 65,52 100
(Nguồn : Phòng Thống kê huyện Quỳnh Phụ) + Về hệ thống điện:
Điện là nguồn năng lượng chủ yếu của quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về năng lượng nói chung vàđiện nói riêng đều bùng nổ gây ra sức ép rất lớn đến cơ cấu và chiến lược phát triển ngành năng lượng. Trong nhiều năm qua, ngành điện đã có sự phát triển khá, đáp ứng được những mục tiêu chính yếu của Đảng và Nhà nước đề ra. Điện giữ vai trò cơ bản cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi đời sống nhân dân ngày một cao thì nhu cầu sử dụng càng được nâng lên. Do đóđầu tư xây dựng, bảo đảm nâng cấp điện thường xuyên làđiều cần thiết đểđáp ứng nhu cầu đời sống cũng như sản xuất được đảm bảo và liên tục.
Tỉnh Thái Bình là tỉnh có tốc độđô thị hoá nhanh thìđiện ngày càng phải đáp ứng đủ. Tuy nhiên:
+ Theo số liệu tổng hợp ( thời điểm 7/2000) trên địa bàn các huyện có 283 trạm biến áp các loại với công suất: 23100 KVA. Tổng chiều dài đường dây trung thế 334 km, đường trục hạ thế và các đường dây trục thôn, xóm 1562 km được phân bố trên địa bàn 51 huyện. Phần lớn các trạm biến áp được xây từ lâu ( những năm 60, 70), hao tổn công xuất lớn, thường xảy ra quá tải.
+ Hệ thống dây tải cũ nát, chắp nối bằng nhiều loại dây dẫn khác nhau (dây AC25, AC35, AC70, A15, A25, A35, M35…) chất lượng dây dẫn kém do đã sử dụng nhiều năm (còn 50- 60%). Một vài huyện như Quỳnh Phụ ,
Thái Thuỵ, Đồng Tiến … một số tuyến đường nhánh còn dùng các loại dây dẫn lưỡng kim.
+ Về cột điện trên địa bàn các xã có 372.300 cột , trong đó cột xi măng 310.424 cột (chiếm 83,38%) còn lại là các loại cột khác: sắt, gỗ, tre ( theo đánh giá chất lượng cột chỉ còn 50- 60%)
+ Công tơđo điện gồm nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, chất lượng khác nhau, phần lớn không qua kiểm định trước khi lắp đặt và nhiều năm nay chưa được kiểm định lại.
Do quá trình xây dựng và phát triển lưới điện nông thôn trước đây gắn với việc cấp điện bơm nước thuỷ lợi, mang tính tự phát, chắp vá, không theo qui hoạch và quy phạm kỹ thuật, cóđâu làm đó, quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều, hao tổn công xuất lớn, kinh phí sửa chữa có hạn do vậy vừa không đảm bảo an toàn vừa không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giá bán điện ở một số nơi còn cao ( 700 và trên 700đồng/KWh, việc thu tiền điện không có hoáđơn, sổ sách ghi chép thiếu thống nhất và chưa khoa học, thu tiền điện cao nhưng không có tích luỹđể sửa chữa, tu sửa và phát triển hệ thống điện.
Thực hiện chỉ thị số 12/ CT- UB ngày 18/5/2000 của UBND tỉnh TháI Bình về việc “thực hiện quyết định số 22/2000/ TTG ngày 13/2/2000 của Thủ
tướng Chính phủ vềđềán điện nông thôn tại các xã ,Huyện nghèo của Tỉnh TháI Bình.” các văn bản chỉđạo, hướng dẫn của thành phố và chỉđạo của Ban
Thường vụ tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã chỉđạo các ngành chức năng của huyện, điện lực TháI Bình, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành tỉnh trực tiếp là Phòng Quản lýđiện năng- Sở Công nghiệp kết hợp chặt chẽ với UBND, HTX dịch vụ của các xãđể tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh nhờ vậy sau gần một năm triển khai đềán điện nông thôn tỉnh đãđạt được một số kết quả bước đầu, dần dần quán triệt rõ mục đích ý nghĩa của đềán nông thôn: xoá bỏ cai thầu, bán điện
tới hộ dân, giảm giá bán điện sinh hoạt dưới giá trần, hạch toán đúng, đủ chi phí, đảm bảo an toàn vàđáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vềđiện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Cùng với việc triển khai có kết quả các dựán đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện bằng vốn ngân sách của tỉnh, các huyện đã tích cực tranh thủ, huy động mọi nguồn vốn ( kể cả vốn vay) để chủđộng nâng cấp lưới điện, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Bên cạnh việc đầu tư theo dựán, Uỷ ban nhân dân- Ban chỉđạo tỉnh chỉđạo các huyện tích cực huy động mọi nguồn vốn để cải tại nâng cấp lưới điện, đảm bảo chất lượng điện phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Tính từ khi triển khai đềán điện đến nay các xãđãđầu tư 3351 triệu đồng cho cải tạo nâng cấp, xây mới 10 trạm biến áp, nâng cấp các tuyến hạ thế… các xãđầu tư nhiều : An Bài 1.340 triệu, An Vinh 379 triệu, Quỳnh Ngọc 220 triệu, Đông Hải 130 triệu, An Mỹ 80 triệu đồng…
Việc đầu tư trên đãđáp ứng được một phần nhu cầu vềđiện và góp phần giảm giáđiện ởđịa phương.