Cơ cấu vốn đầu tư và tình hình sử dụng của vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bình (Trang 35 - 39)

II. Khu vực vốn đầu tư nước ngoà

3. Cơ cấu vốn đầu tư và tình hình sử dụng của vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn

kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn

3.1 Tình hình sử dụng vốn

Các nguồn vốn khác như ODA, vốn đầu tư qua Bộ (ADB) ngày càng tăng: có dựán giống lúa chất lượng cao, dựán chế biến gạo xuất khẩu Đan Mạch, dựán PAM, EU, UNFA, dựán (ADB) thuỷ lợi, cầu Tân Đệ, nâng cấp đường 10 vốn vay Nhật Bản...

Đáng chúý là nguồn vốn của dân đóng góp xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn bị giảm sút do tình hình nông thôn mất ổn định, tiền thu từ nguồn bán đất ngày càng quản lý chặt chẽ, kkhông rầm rộ như những năm trước đây.

Theo số liệu phòng Đầu tư và XDCB Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thái Bình thì tổng vốn toàn xã hội năm (1996- 2000) là 3.049 tỷđồng; năm (2001 - 2005) là 3.821,48 tỷđồng tăng hơn 1,2 lần trong đó vốn đầu tưđược phân bổ như sau:

Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung: Trong 5 năm qua do nguồn vốn đầu tư ngân sách còn hạn hẹp, tỉnh đã dành vốn đầu tưưu tiên theo xu hướng sau:

+ Tập trung cho các công trình trọng điểm: công trình tưới tiêu thuỷ lợi, hoàn chỉnh cảng Diêm Điền...

+ Tập trung đầu tư cho các công trình chuyển tiếp dở dang, sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

+ Đầu tư cho các công trình cần thiết, cấp bách của tỉnh.

+ Thực hiện các mục tiêu chương trình kinh tế xã hội (Hỗ trợ các vùng khó khăn, vốn khuyến nông...)

3.2 Phân bổ vốn đầu tư theo từng lĩnh vực

Đãưu tiên đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi từ 9,5% năm 2001 đến 29% năm 2004 và 36,3% kế hoạch năm 2005; Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông công cộng đô thị, thị trấn: điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vỉa hèđường phố... Đặc biệt trong 1 - 2 năm gần đây đã bố trí vốn cho kiên cố hoá kênh mương nội đồng, vốn hỗ trợ các xã vùng khó khăn; Năm 2005 đã bố trí 45 tỷđồng vốn vay cho kiên cố hoá kênh mương; năm 2004 bố trí 24 tỷđồng và năm 2005 là 25 tỷđồng cho các xã khó khăn Những năm gần đây có nhiều tiến bộ trong đầu tư là tập trung vốn cho công trình chuyển tiếp, chỉđể kéo dài chậm nhất là công trình nhóm C hoàn thành trong 2 năm, giảm khá mạnh những công trình khởi công mới.

Là một tỉnh thuần nông, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước và nguồn vốn sửa chữa chống xuống cấp và sự nghiệp kinh tế của tỉnh. Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 1991- 2000 vào địa bàn huyện khoảng 224.261,9 tỷđồng kể cả vốn đầu tư nước ngoài, có xu hướng tăng hàng năm. BẢNG 4: CƠCẤUVỐNĐẦUTƯXÂYDỰNGCƠBẢN TRÊNĐỊABÀNTỈNHTHÁI BÌNH TT Nguồn vốn Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Tổng số Tỷđồng 19700,7 29600,9 141100,3 60500 % 100 100 100 100 1. Ngân sách % 23,4 15,2 3,7 4,09

3. Khu vực tư nhân và cá thể % 5,8 10,24 3,2 8,26

4. Đầu tư nước ngoài % 0 26,56 78 29,8

( Nguồn: Cục thống kê Thái Bình)

+ Trong những năm vừa qua đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 57% năm 1986 xuống 30% năm 2004 với sự gia tăng tương ứng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo bảng số liệu trên nguồn vốn bằng ngân sách cho huyện gần đây giảm cả về số lượng và cơ cấu, chỉ có nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là tăng. Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy ngoài đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Thái Bình là một trong nhiều địa phương đã có sáng kiến huy động thêm sựđóng góp bằng tiền và sức lao động của nhân dân để xây dựng và cải tạo mới hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Công tác huy động vốn phát triển cả về hình thức và công cụ, tổng mức tiết kiệm mà các tổ chức tín dụng huy động không ngừng tăng. Bên cạnh đó, thu ngân sách không những đủ bùđắp chi thường xuyên màđã bắt đầu có tiết kiệm.

BẢNG 5: TÌNHHÌNHTHUCHINGÂNSÁCHCỦATỈNH THÁI BÌNH

Diễn giải Đơn vị 1997 1998 1999 2000

Thu Triệu đồng 350.572 390.304 472.137 406.653 Chi Triệu đồng 346.097 368.252 417.602 502.088

Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Thái Bình.

Mặc dù thu ngân sách của huyện trong những năm qua có nhiều tiến triển, song ngân sách của huyện vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng không thểđáp ứng đủ các yêu cầu vềđầu tư cho phát triển và các yêu cầu bức xúc về xã hội đưa đến tình trạng đầu tư của tỉnh bị phân tán do phải đáp ứng quá nhiều nhiệm vụ không thể thoái thác. Trong khi ngân sách chủ yếu thu từ thuế và

phí thì vấn đề thất thu từ thuế và phí lại rất lớn, tình trạng buôn lậu trốn thuế của các xí nghiệp vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, thu thuế từđất đai, nhàở, từ nguồn tài nguyên, thu phí từ các loại dịch vụ công ích như: thuỷ lợi phí, cung cấp điện nước, phí giao thông,… vẫn còn để lãng phí và thất thoát lớn. Tình trạng này không chỉ làm thất thu cho ngân sách tỉnh mà còn ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất.

Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn và tài sản chưa được phân bố lại một cách cơ bản phù hợp với cơ chế thi trường, hiệu quả sử dụng còn thấp. Điều đáng nói là tương quan giữa đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn trong tổng đầu tư xã hội nhỏ hơn rất nhiều so với tổng lợi nhuận sau khi nộp thuế và khấu hao cơ bản. Đây mới chỉ là trong doanh nghiệp Nhà nước, còn các nguồn vốn khác cũng rất lớn như nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa kểđến.

Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động vào ngân sách chưa hợp lý, thiếu rõ ràng, còn lãng phí và thất thoát lớn. Số vốn huy động được thông qua hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, do đó không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, số vốn huy động được không phát huy hết hiệu quả sử dụng, vẫn còn một lượng vốn lớn đang bịứđọng không chuyển thành đầu tưđược.

Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn theo qui mô nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thương mại, phục vụ tiêu dùng (khoảng 70% vốn đầu tư). Trong khi đó nhiều dựđoán cho thấy có hàng trăm ngàn tỷđồng tiền tiết kiệm của dân cưđang cất giữ dưới dạng vàng, bạc, đá quý, tài sản có giá trị, tiền mặt, ngoại tệ nhàn rỗi, chưa được chuyển thành vốn đểđầu tư và kinh doanh.

Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xoá bỏ tâm lý thích hoạt động ngầm hơn công khai theo pháp luật, tâm lý dấu giàu của người dân, tâm lý thích đầu tư ngắn hạn hơn đầu tư dài hạn, thích thu hồi lại vốn nhanh hơn là tái đầu tư tăng giá trị của đầu tư, thích những cái lợi trước mắt hơn là cái lợi lâu dài sau này. Chính vì vậy, vấn đềđầu tư cho cơ sở hạ tầng còn rất nan giải chưa được chúý quan tâm thích đáng.

Tổng quát lại, mấy năm qua tình hình tiết kiệm vàđầu tưđã có những bước chuyển biến tích cực, đạt được điều này chúng ta đã phải cố gắng rất nhiều trong công tác huy động vốn, công tác quản lý thu chi ngân sách, trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Song những kết quảđạt được đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà chúng ta cần phải đảm bảo đểđạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như kế hoạch dự kiến vàđể thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước màĐại hội VIII của Đảng đãđề ra. Những kết quảđạt được còn rất thấp, nếu chúng ta cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụng vốn, trong công tác huy động vốn chúng ta sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đang còn rất dồi dào từ các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ nhân dân và qua hệ thống ngân sách Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, triệt để tiết kiệm chi tiêu, chống thất thoát trong việc sử dụng số tài sản hiện có cũng như số vốn đã huy động cóý nghĩa quan trọng không chỉ vào việc huy động thêm vốn mà còn nuôi dưỡng và làm tăng khả năng huy động nguồn vốn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w