PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (Trang 36 - 39)

1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu.

Mỗi môn khoa học đều nghiên cứu phạm vi điều kiện nhất định xảy ra trong tự nhiên và trong xã hội. Trong quá trình nghiên cứu người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau, đặc đỉem của phương pháp bắt nguồn từ tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Tổng thể các phương pháp nhằm nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, phản ánh các quy luật của khác quan của đối tượng mình nghiên cứu. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu là phản ánh và thực tiễn một công cụ có hiệu quảđể nghiên cứu cải tạo thế giới quan. Chính vì thế chúng tôi đã chọn phương pháp sau để nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX kiểu mới ở huyện Vụ Bản - NamĐịnh".

- Phương pháp thống kế kinh tế : là phương pháp nghiên cứu mặt lượng (của các hiện tượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và sản xuất) trong mối liên hệ với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội xảy ra

trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.

- Phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình.

- Phương pháp điều tra vàđánh giá phát triển nông thôn và một số phương pháp khác.

2. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp trên vào nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết các vấn đề sau:

a. Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu của phòng kế hoạch, thống kê kinh tế của UBND huyện Vụ Bản như tình hình cơ bản, báo cáo tổng kết của các HTX, tài liệu nói về kinh tế hợp tác và HTX qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.

- Thu thập tài liệu sơ cấp: các báo cáo tổng kết của các HTX được nghiên cứu cụ thể, các thông tin về HTX từ ban quản lý xã viên của HTX và các hộ nông dân trước, trong và sau khi chuyển đổi HTX theo luật

Thu thập các quan điểm vàý kiên đánh giá của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp chỉđạo côg tác này.

b. Tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu

- Dùng phương pháp thống kê kinh tếđể phân tích tài liệu tổng hợp và phân loại các loại chỉ tiêu so sánh như tốc độ tăng trưởng và so sánh các ngành giữa các mô hình…

- Dùng phương pháp duy vật biện chức và duy vật lịch sửđể xem xét các hiện tượng, phân tích vàđánh giá sự phù hợp của việc đổi mới sang mô hình HTX kiểu mới với quy luật phát triển cũng như chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Dùng phương pháp điều tra đánh giá phát triển nông thôn nhằm vào các mục tiêu sau:

+ Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn và phát triển chung của cộng đồng. Từđó xem xét tính phù hợp và những thành tích đạt được của mô hình HTX kiểu mới bên cạnh đó tìm ra những tồn tại và vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

+ Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển của nó.

+ Đánh giá khả năng thực hiện (theo tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và kỹ thuật) của sự can thiệp đổi mới có kế hoạch.

+ Xác định các điểm cần ưu tiên trong quá trình hoạt động của các mo hình HTX kiểu mới.

+ Tiến hành các hoạt động chính thức cũng như phụ trợđể các mô hình HTX kiểm mới phát triển tốt hơn.

+ Có kế hoạch giám sát các hoạt động phát triển ở những mô hình HTX kiểu mới để kịp thời có những giải pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển, để các mô hình HTX này ngày càng hoàn thiện và phát triển.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HTX Ở HUYỆN VỤ BẢN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (Trang 36 - 39)