II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hìn hở Việt Nam:
2. Đầu tư vào tài sản vô hình:
2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cần được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường, v.v.., còn một nỗi lo canh cánh khác trong cuộc cạnh tranh là làm sao gây dựng được đội quân “tinh nhuệ”. Đó là đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình và cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp,,những người cùng nghĩ và cùng làm với chủ doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có được và giữ được những người như vậy là một thách thức lớn với doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khi giới thiệu cơ hội, tiềm năng của Việt Nam, từ trước đến nay chúng ta luôn tự hào về nguồn nhân lực rẻ, dồi dào và rất trẻ. Tuy nhiên, ưu thế này đang mất dần khi Trung Quốc, Ấn Độ… có số dân đông gấp
nhiều lần Việt Nam. Chính vì vậy, sự hơn kém nhau ở trình độ, kỹ năng làm việc… của nguồn nhân lực mỗi nước sẽ là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc, xem xét trước khi bỏ vốn làm ăn. Nước ta có nguồn lao động dồi dào chiếm trên 54% dân số cả nước với gần 47 triệu lao động. Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó có 200.000 sinh viên ra trường. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (ở các cấp độ) trong nguồn lao động hiện chỉ chiếm 20%, 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên nước ta thường được đào tạo 80% - 90% lý thuyết, 10%- 20% thực hành, một tỷ lệ ngược hoàn toàn so với các nước.
Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Một số chuyên gia cảnh báo lao động giá rẻ thường có chất lượng thấp, làm việc không hiệu quả, dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn. Đó là điều không nhà đầu tư nào muốn.
Cơ cấu lao động trong các ngành nghề từ năm 2002-2007
Lao Năm động 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NN&Lâm Nghiệp 23481,7 23117,1 2306,1 22800 22439,3 22176,4 Thuỷ sản 988,9 1326,3 1404,6 1482,4 1555,5 1634,4 CN khai thác mỏ 255,8 296,2 324,4 341,2 370 397,5 CN chế biến 3550,3 4560,4 4832 5248,5 5655,8 5963,1 Xây dựng 1040,4 1688,1 1922,9 1998,9 2136,5 2267,7 Khách sạn, nhà hàng 685,4 739,8 755,3 767,5 783,3 813,9 Tài chính, 75,2 109,7 124,9 156,3 182,8 204,9
tín dụng Giáo dục-
đào tạo 995,1 1145,4 1183,9 1232,7 1300,2 1336,6
Hđ KHCN 18,8 20,3 25 24,5 26 26,9
Hđ VH-TT 132 130 128,8 132,7 134,3 136,4
Đơn vị tính : Nghìn người. Nguồn : TC Thống kê
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 50% các công ty may mặc, hóa chất đánh giá lao động nước ta không đáp ứng được nhu cầu của họ. Một số doanh nghiệp phần mềm phải đào tạo ít nhất 1 năm cho 90% sinh viên được tuyển dụng. Ông Arnout IJzermans, Giám đốc Công ty TNHH Ned Deck Việt Nam cho hay, một trong những yếu tố mà Ned Deck đến Việt Nam là nhân lực rẻ. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra với Ned Deck là làm sao tìm được nhân lực rẻ nhưng phải có trình độ để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao. Vì vậy, nếu nguồn nhân lực Việt Nam, vốn có lợi thế chi phí thấp, nhưng không có năng lực và kiến thức thì sẽ mất đi cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để tăng tốc phát triển trong 20 năm tới.
Lao động Ngành dệt may Việt Nam
Nguồn: Viện dệt may, Tập đoàn dệt may Việt Nam tháng 09/2007
Cán bộ kinh tế
Cán bộ kỹ thuật
Công nhân
Tay nghề bậc 1 Tay nghề bậc 2 Tay nghề bậc 3
7,7% 2,7% 60% 35% 5%
89,6%
Theo đánh giá của các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng được 30% so với nguồn cầu tăng 142%. Trong đó, bán hàng là nghề có nhu cầu nhân lực tăng cao nhất, với 1.600 người, tăng 447%; nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán tài chính, ngân hàng tăng 383%, công nghệ thông tin tăng 375%. Đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức tài chính, đầu tư chứng khoán, mặc dù nguồn cung nhân
lực tăng 245% nhưng chỉ đáp ứng được 57% các vị trí công việc. Nguồn nhân lực trong các ngành nghề như dệt may, da giày, gỗ… cũng đang thiếu. Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp
Cơ cấu lao động kỹ thuật ở các nước phát triển, đang phát triển và Việt Nam năm 2007
Phát triển Đang phát
triển
Việt Nam
Các nhà phát minh và đổi mới công nghệ
15 75% 5,5 25% 21% Các nhà quản lý 24 8,5 Các nhà kỹ thuật và công nghệ 36 11 CN lành nghề 10 25% 8 75% 79% CN không lành nghề 7 16 LĐ giản đơn 8 51 Đơn vị tính : nghìn người Nguồn : Khảo sát 05.10.2007
Vấn đề đặt ra lại nằm trong khâu đào tạo, cách thức đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Sinh viên ra trường, doanh nghiệp lại phải tự đào tạo, hoặc đào tạo lại. Trong khi đó, những người đi du học lại thường ít trở lại Việt Nam, trong khi ở các nước, có Việt kiều là những doanh nhân, những nhà khoa học đầu đàn. Ngay như ở trong nước, những người có trình độ chuyên môn cao thường muốn được làm việc cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không muốn làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà tiền lương trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy phải có những chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cho người lao động
Biểu đồ lương tối thiểu của người lao động
Do vậy đầu tư nâng cao nguồn nhân lực là đòi hỏi tất yếu giữ vai trò to lớn tạo nên thành bại trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.