Bảng 2.7: So sánh nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty ABC so với kỳ trước
TSCĐ Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền %
Nguyên giá 498.119.833 1.360.182.894 862.063.061 173,1 Hao mòn luỹ kế 44.701.650 120.806.608 76.104.950 170,3 Giá trị còn lại 452.878.183 1.239.376.286 786.498.103 173,4
Bảng 2.8: So sánh số phát sinh tăng, giảm TSCĐ của Công ty ABC
TSCĐ Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền %
Số phát sinh tăng 289.154.123 877.278.421 588.124.298 203,4 Số phát sinh giảm
85.355.394 15.215.360 (70.140.034) (82,2)
Bảng 2.9: So sánh số liệu TSCĐ thực tế và số kế hoạch của Công ty ABC
TSCĐ Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Số tiền %
Mua mới TSCĐ 100.000.000 80.230.531 (19.769.469) (19,8) XDCBDD hoàn thành
950.000.000 797.047.900 (152.952.100) (16.1) Qua ba bảng phân tích trên KTV đi đến kết luận TSCĐ trong năm 2007 nhiều hơn năm 2006, tốc độ tăng nhanh là hợp lý do ABC đang trong giai đoạn phát triển. So sánh số kế hoạch với số thực tế kiểm toán viên đánh giá XDCB hoàn thành cần được kiểm tra do các công trình chủ yếu được xây dựng đã hoàn thành nhưng số liệu lại bị chênh lệch so với kế hoạch là 152.952.100 đồng.
Kiểm tra chi tiết
Bảng 2.10: Thuyết minh TSCĐ của Công ty ABC
Nội dung Nhà cửa vật kiến trúc Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị văn phòng Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 360.152.312 85.714.286 52.253.235 498.119.833
2. Số tăng trong kỳ 797.047.900 80.230.521 0 877.278.421 3. Số giảm trong kỳ 0 15.215.360 0 15.215.360 4. Số dư cuối kỳ 1.157.200.212 150.729.438 52.253.235 1.360.182.894 II. Hao mòn TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 20.234.152 21.235.265 3.232.233 44.701.650 2. Số tăng trong kỳ 51.708.056 17.045.571 10.564.657 79.318.284 3. Số giảm trong kỳ 0 3.213.326 0 3.213.326 4. Số dư cuối kỳ 71.942.108 35.068.510 13.796.890 120.806.608 III. Giá trị còn lại
1. Số đầu kỳ 339.918.160 63.939.021 49.021.002 452.878.183 2. Số cuối kỳ 1.085.258.104 115.660.928 38.456.345 1.239.376.286
Qua bảng thuyết minh TSCĐ trên, KTV nhận thấy TSCĐ thanh lý và mua sắm trong kỳ không nhiều mà chủ yếu tập trung vào XDCBDD.
Kiểm toán nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ
Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ là 877.278.421 đồng trong đó tăng do mua sắm là 80.230.531 đồng.
- Trong năm đơn vị đã mua một ôtô tải trị giá 68.213.256 đồng để vận chuyển hàng, một hệ thống cáp điện mới được lắp đặt trị giá 12.017.275 đồng. Hai tài sản trên đều được mua sắm theo kế hoạch.
KTV tiến hành kiểm tra hoá đơn người bán và chứng từ gốc, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Các nghiệp vụ này đều có đủ hợp đồng, hóa đơn và đúng theo kế hoạch mua sắm của đơn vị. Giá trị được hạch toán chính xác.
Kết luận của KTV: Các nghiệp vụ tăng tài sản do mua sắm là hợp lý và được ghi sổ đúng đắn.
- Kiểm toán XDCBDD: Trong năm ABC tiến hành đầu tư xây dựng 2 khu nhà 3 tầng và một nhà để xe cho cán bộ công nhân viên. Trong đó hai ngôi nhà 3 tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tổng giá trị của công trình theo báo cáo là
797.047.900 đồng. KTV tiến hành kiểm tra lại các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB đồng thời phối hợp với KTV thực hiện kiểm toán phần hành chi phí khác nhận thấy một số khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc hình thành TS trên đã được kế toán hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ là không hợp lý.
Cụ thể: ABC đã mua vật liệu xây dựng cho khu nhà 3A là 75.215.354 đồng, cho khu nhà C là 28.152.256 đồng. Chi khảo sát thiết kế cho khu nhà 3A là
10.502.000 đồng, cho khu nhà C là 8.006.185 đồng. Chi phí này bị hạch toán sai dẫn đến XDCB hoàn thành trong kỳ bị giảm 121.875.795 đồng, khấu hao trong kỳ giảm
4.924.297 đồng.
Tham chiếu phụ lục 1.
Kiểm toán nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ
Trong năm tài chính 2007, ABC tiến hành thanh lý một hệ thống cáp điện đã không còn sử dụng được trị giá 15.215.360 đồng. KTV tiến hành kiểm tra trên sổ TSCĐ và kiểm tra chứng từ thanh lý.
Kết luận: Nghiệp vụ thanh lý hệ thống cáp điện là có thật và được hạch toán chính xác. Khấu hao giảm tương ứng là chính xác.
Kiểm toán khấu hao TSCĐ
Dựa vào danh mục TSCĐ và thời gian khấu hao do đơn vị cung cấp, KTV tiến hành kiểm tra lại khung khấu hao theo quyết định 206 và tính lại khấu hao. Kết quả, số liệu chính xác, sai sót là không trọng yếu.
KTV dựa trên bảng tính khấu hao, bảng theo dõi TSCĐ để kiểm tra, phát hiện một số TS phục vụ cho bộ phận quản lý lại được phân bổ chi phí khấu hao vào chi phí bán hàng.
Cụ thể: Thiết bị truyền dẫn điện khấu hao trong năm là 4.026.280 đồng, khấu hao của máy photo dùng cho văn phòng là 3.170.659 đồng đều được hạch toán vào chi phí bán hàng. KTV tiến hành phân loại lại chi phí khấu hao.
Tham chiếu phụ lục 2.
Kiểm toán số dư TSCĐ
KTV tiến hành so sánh số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp để khẳng định tính chính xác.
Tham chiếu phụ lục 3.
Số dư đầu kỳ được KTV xác định dựa trên báo cáo kiểm toán năm 2006 cùng với cơ sở là các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ đã kiểm tra. KTV đi đến kết luận: Chỉ tiêu TSCĐ bị hạch toán thiếu 116.933.548 đồng trong đó NG TSCĐ bị hạch toán thiếu 121.857.795 đồng và hao mòn lũy kế bị hạch toán giảm 4.924.247 đồng.
2.1.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán phải tiến hành lập biên bản kiểm toán. Cuộc họp giữa Ban Giám đốc, kế toán trưởng và các thành viên của đoàn kiểm toán nhằm đi đến thống nhất ban đầu về các vấn đề còn tồn tại cần điều chỉnh và khắc phục. Hai bên thống nhất những vấn đề sau:
Năm 2007, Công ty đưa hai khu nhà 3 tầng vào sử dụng. Tuy nhiên chi phí XDCBDD bị hạch toán thiếu làm NG TSCĐ bị giảm 121.857.795 đồng. Khấu hao tương ứng bị giảm 4.924.247 đồng. Bút toán điều chỉnh: 1. Nợ TK 211: 121.857.795 Có TK 331 : 121.857.795 2. Nợ TK 214: 4.924.247 Có TK 421: 4.924.247
Trong năm, chi phí khấu hao của một số TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý được hạch toán vào chi phí bán hàng 7.196.939 đồng.
Ý kiến của KTV: Đề nghị kế toán sử dụng đúng TK theo quy định.
Ngày 21/3/2008 sau khi trưởng phòng kiểm toán, giám đốc Công ty đã soát xét, kiểm tra, AISC phát hành báo cáo kiểm toán cho Công ty ABC.
AISC không phát hành thư quản lý cho ABC do trong hợp đồng không có điều khoản này.
2.2 Thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toánvà dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện Công ty kiểm toánvà dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại khách hàng XYZ
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Tìm hiểu chung về khách hàng
Giới thiệu chung về khách hàng:
Công ty XYZ là Công ty hạch toán độc lập trực thuộc tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định số 24/1997/QĐ-BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp.
Trụ sở chính: Phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước.
XYZ là khách hàng thường niên của AISC. Do đó việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện từ những năm trước. Thông tin được lưu tại hồ sơ chung của XYZ.
Lý do kiểm toán của khách hàng
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và AISC ký kết hợp đồng kiểm toán từ năm 2005 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các Công ty con thuộc tập đoàn. Năm tài chính 2007 là năm cuối cùng thực hiện hợp đồng này.
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007, AISC cử ra bốn thành viên tham gia kiểm toán bao gồm:
+ Ông Hồ Trung Trực Trưởng đoàn kiểm toán + Ông Trương Hoài Nam Thành viên
+ Bà Vũ Thị Thanh Giang Thành viên + Bà Hoàng Ngọc Yến Thành viên
Trong đó ông Hồ Trung Trực đã tham gia kiểm toán cho XYZ trong năm tài chính 2006. Bà Vũ Thị Thanh Giang thực hiện kiểm toán TSCĐ.
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của XYZ:
- Khai thác, chế biến tiêu thụ than
- Vận tải đường bộ, than và các hàng hoá khác - Sửa chữa và gia công cơ khí
- Sản xuất vật liệu xây dựng - Quản lý và khai thác cảng.
Bộ máy quản lý của Công ty XYZ
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của Công ty XYZ
Các xưởng sản xuất vật liệu xây
dựng Các xưởng sửa
chữa gia công cơ khí Các trạm chế biến và kinh doanh than Các trạm vận tải và cảng vận chuyển Ban Giám đốc Phòng Kế toán Thống kê Phòng Kế hoạch và thị trường Phòng Tổ chức hành chính
Tìm hiểu về chính sách kế toán của Công ty
1. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Kỳ kế toán năm: Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tề sử dụng trong kỳ kế toán: đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập BCTC là Đồng Việt Nam (VND)
2. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành theo Quyết định 2917/QĐ- HĐQT ngày 27/12/2006 của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế: TSCĐ = NG - HMLK
- Nguyên tắc hạch toán TSCĐ:
- Nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công
trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ
- TSCĐ hình thành trong quá trình đầu tư XDCB tự làm, nguyên giá được xác định là giá thành xây lắp theo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cấp duyệt. Trường hợp dự án kéo dài thì giá trị TSCĐ được tạm ghi nhận theo giá trị quyết toán, khi kết thúc sẽ được điều chỉnh lại theo số liệu được phê duyệt.
4. Phương pháp khấu hao TSCĐ
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Chi phí XDCBDD bao gồm các khoản chi phí về đầu tư XDCB (chi phí mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB) và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ còn chưa hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính. Chi phí XDCB được ghi nhận theo giá gốc.
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ:
-TSCĐHH và vô hình tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu).
- Tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ, các yếu tố được tính toán hình thành nguyên giá TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực kế toán về TSCĐ, việc bán và thanh lý TSCĐ, các giá trị thu nhập hay chi phí phát sinh từ hoạt động này được ghi nhận đầy đủ (tính đầy đủ).
- Các yếu tố hình thành nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không được vốn hoá (tính chính xác). - Tính toán và ghi nhận khấu hao TSCĐ phù hợp với chính sách và các quy định khác của doanh nghiệp, nhất quán trong toán hệ thống và trong năm tài chính.
- TSCĐ được phân loại chính xác và nhất quán trong toàn hệ thống.
- Việc trình bày nguyên giá và khấu hao TSCĐ phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng (đánh giá, cách trình bày).