Tổng kết chung về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện (Trang 62 - 68)

- Chuyển sang bất động sản đầu tư Thanh lý, nhượng bán 235,131,273 235,131,

Kí hiệu: I600 Tên khách hàng: Công ty XYZ

2.4. Tổng kết chung về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện

chính do Công ty PNT thực hiện

Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại hai Công ty ABC và Công ty XYZ tuy có những điểm khác nhau nhưng đều dựa trên một quy trình kiểm toán chung được Công ty PNT thiết lập. Quy trình chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty PNT thực hiện bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán.

Giai đoạn này gồm các bước công việc sau:

- Thu thập thông tin tổng quát về khách hàng.

- Đánh giá rủi ro hợp đồng để đưa ra quyết định chấp nhận khách hàng.

- Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán.

- Thu thập thông tin cơ sở gồm các thông tin về: + Ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.

+ Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung (đối với các khách hàng thường xuyên).

+ HTKSNB của khách hàng (môi trường kiểm soát, bộ máy kế toán, chế độ và chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại đơn vị…)

- Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: + Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty.

+ Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm nay hoặc trong những năm trước.

+ Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. + Các hợp đồng cam kết quan trọng.

- Đánh giá xem HTKSNB của khách hàng hoạt động có hiệu quả hay không?

- Phân tích sơ bộ BCTC: tính ra các chỉ tiêu và tỷ suất liên quan đến TSCĐ, tìm hiểu những biến động và xác định những nghi vấn đối với TSCĐ.

- Dự kiến về nhân lực và thời gian thực hiện kiểm toán

- Xác định mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ.

- Xây dựng chương trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC.

.Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán.

Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các công việc sau:

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

- Kiểm tra các chứng từ liên quan tới việc mua sắm, đầu tư TSCĐ, các chứng từ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, quá trình luân chuyển chứng từ để xác minh tính có thật của các nghiệp vụ này. (tính có thật)

- Với mỗi TSCĐ, kiểm tra hồ sơ theo dõi các TSCĐ đó; đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ với danh mục TSCĐ trong sổ sách. (tính đầy đủ)

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của TSCĐ, đối chiếu, kiểm tra chứng từ với kết quả kiểm kê. (Quyền và nghĩa vụ)

- Phỏng vấn những người có thẩm quyền trong việc quyết định tăng, giảm, trích lập khấu hao TSCĐ, kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn đó trên các chứng từ có liên quan. (Sự phê chuẩn)

- Tính toán lại số tiền trong một số nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ, đối chiếu với giá trị do kế toán đơn vị tính, đối chiếu với các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. (Tính chính xác cơ học)

- Kiểm tra ngày tháng chứng từ với ngày tháng ghi sổ để đánh giá tính kịp thời của việc ghi chép. (Tính kịp thời)

- Kiểm tra hệ thống tài khoản sử dụng tại đơn vị, kiểm tra sự phân loại sổ sách, phỏng vấn những người có trách nhiệm về các quy định phân loại TSCĐ. (Phân loại và trình bày).

B. Thực hiện thử nghiệm cơ bản:

1. Thực hiện thủ tục phân tích: So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và CP KH kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường

2. Kiểm tra chi tiết:

• Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán

- Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê TSCĐ không?

- Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.

- Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy tờ làm việc các TSCĐ chưa sử dụng, không sử dụng, hư hỏng, chờ thanh lý, nhượng bán, lỗi thời.

- Đảm bảo rằng các TSCĐ bị loại ra khỏi danh mục TSCĐ đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, loại trừ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra.

- Thực hiện xác nhận đối với TSCĐ do người khác giữ, gửi thư xác nhận bên gửi TSCĐ hoặc bên giữa TSCĐ về số lượng, chất lượng.

- Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê.

• Thu thập hoặc lập Bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ.

• So sánh số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết năm trước. Đối chiếu số phát sinh và số dư TSCĐ, KH TSCĐ cuối kỳ giữa sổ kế toán chi tiết với sổ cái kế toán tổng hợp và BCTC.

• Nguyên giá TSCĐ:

- Kiểm tra chọn mẫu chi tiết một số TSCĐ phát sinh tăng, giảm trong năm.

- Thực hiện kiểm tra chi đối với sổ, thẻ, hồ sơ TSCĐ xem có phù hợp với quy định hiện hành không?

TSCĐ hữu hình:

TSCĐ tăng: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

TSCĐ giảm: Kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm.

Đối chiếu TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với nguồn vốn tăng giảm tương ứng (nguồn NS, tự bổ sung, nguồn vay…)

TSCĐ vô hình:

TSCĐ vô hình tăng: Kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng. kiểm tra TSCĐ tăng với nguồn hình thành TSCĐ (quyết đinh đầu tư mua sắm sử dụng nguồn NS, tự bổ sung…).

TSCĐ vô hình giảm: nhượng bán, đối chiếu số TSCĐ giảm trong kỳ với nguồn vốn giảm tương ứng…

Đối chiếu số dư cuối kỳ trên kế toán với Bảng cân đối kế toán và kiểm tra lại trên cơ sở tính toán.

TSCĐ thuê tài chính:

TSCĐ đi thuê tài chính tăng: kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sự tồn tại.

TSCĐ đi thuê tài chính giảm: kiểm tra các tài liệu chứng minh do hết thời gian đi thuê…

Xem xét tính phù hợp giữa hợp đồng thuê tài chính với các quy định hiện hành, tóm tắt các hợp đồng thuê và lưu ý đến thời hạn kết thúc của hợp động thuê.

Xem xét việc hạch toán TSCĐ đi thuê, tính toán CP trả lãi vay.

Đối chiếu các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ.

• Xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ.

• Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp.

• Kiểm tra các giao dịch đầu năm sau để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không?

• Kiểm tra xử lý chênh lệch kiểm kê TSCĐ của đơn vị, trường hợp chưa xử lý thì trao đổi với khách hàng.

• Khấu hao TSCĐ:

- Thu thập thông tin về phương pháp KH, tỷ lệ KH, thời gian KH áp dụng cho từng loại TSCĐ.

- Kiểm tra để đảm bảo rằng phương pháp KH TSCĐ được áp dụng nhất quán. Thời gian KH TSCĐ phải theo đúng quy định hiện hành hoặc phù hợp với thời gian KH đăng ký áp dụng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp KH, thời gian KH cần trao đổi với khách hàng về lý do của sự thay đổi này và xem xét mức độ hợp lý của sự thay đổi, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này đến BCTC năm nay.

- Kiểm tra để đảm bảo rằng số KH TSCĐ của TSCĐ tăng, giảm trong kỳ được tính toán theo đúng quy định. Đối chiếu biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngừng sử dụng để đảm bảo rằng thời điểm bắt đầu tính KH hay thôi tính KH là hợp lý.

- Kiểm tra cách tính KH TSCĐ tăng, giảm trong kỳ

- Kiểm tra việc phân bổ CP KH phát sinh trong kỳ để đảm bảo rằng CP KH được tập hợp đúng theo mục đích và bộ phận sử dụng TSCĐ.

- Đối chiếu với thông tin thu thập được trong quá trình kiểm kê và quan sát hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng TSCĐ không sử dụng hoặc KH hết thì không được tính KH.

- Chỉ ra chênh lệch giữa số KH được tính vào CP theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có).

- Thu thập các thông tin cần trình bày trên BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán.

C. Kết luận

• Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. • Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện.

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán.

- Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của KTV, nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ do KTV đó thực hiện.

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC, nhận định những ảnh hưởng có thể có của các sự kiện này tới khoản mục TSCĐ và tới kết luận kiểm toán của KTV.

- Lập Báo cáo kiểm toán dự thảo.

- Thảo luận với khách hàng về các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán dự thảo

- Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức và Thư quản lý.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w