Xác định tài sản của vợ chồng trong quan hệ “hôn nhân thực tế

Một phần của tài liệu quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 59)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà nước ta vẫn chấp nhận quan hệ hôn nhân thực tế được áp dụng đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987. Tuy nhiên, với trường hợp một người sống như vợ chồng với hai người phụ nữ khác nhau trước năm 1987, thì quan hệ nào được coi là hôn nhân thực tế?

Ví dụ: Năm 1977, ông B cưới bà T tại xã Long Trì (Châu Thành), sinh được hai người con. Năm 1986, ông bỏ vợ con lên thị xã Tân An sống chung với bà K, sinh thêm được hai người con nữa. 10 năm sau, ông và bà K. đi đăng ký

kết hôn. Trong 21 năm chung sống, họ thành lập Công ty TNHH PN kinh doanh xe máy, khách sạn. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì xảy ra mâu thuẫn và bà K xin ly hôn. Tòa đang thụ lý vụ ly hôn này thì bà T bất ngờ xuất hiện, bảo trước khi ông B lên thị xã, bà có đưa 200 lượng vàng cho ông đi làm ăn, giờ biết ông sắp ly hôn với bà K nên đòi lại. Từ đó, ông B một mực khẳng định vẫn sống rất hạnh phúc với bà T, việc sống với bà K chỉ là “cặp chơi”. Về phần tài sản, lúc đầu bà K là một trong những thành viên của Công ty TNHH PN nhưng sau nhiều lần chuyển đổi, công ty dần dần trở thành công ty TNHH một thành viên đứng tên một mình ông B. Bà K không biết gì về chuyện này vì mọi giấy tờ ông B bắt người con gái lớn giả chữ ký của mẹ để hợp thức hóa.

Trong phiên sơ thẩm, TAND thị xã Tân An đã công nhận hôn nhân giữa ông B và bà T là hôn nhân thực tế, hủy hôn nhân giữa ông B và bà K. Gần như toàn bộ tài sản đang đứng tên ông B nên bà K không những không được hưởng đồng nào mà còn phải trả ngược cho ông B gần hai tỷ đồng. Sau đó, bà K kháng cáo, VKSND tỉnh Long An cũng kháng nghị rằng việc phân chia tài sản của tòa sơ thẩm là không có cơ sở[20].

Theo chúng tôi, để xác định là hôn nhân thực tế thì phải có đủ hai yếu tố: sống chung với nhau từ trước ngày 3-1-1987 và việc sống chung phải liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, trong tình huống trên, theo xác minh thì giữa bà T và ông B không còn sống chung với nhau từ 1986, và giữa họ không có quan hệ gì nữa, sau khi ông B bỏ đi, gia đình ông còn đuổi bà T ra khỏi nhà... Sau đó, ông B và bà K sống chung với nhau và còn làm giấy đăng ký kết hôn nên phải công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Do đó, có thể xác định khối tài sản đang hiện có là tài sản chung của ông B và bà K. Khi thụ lý yêu cầu giải quyết ly hôn, Tòa án cần phải xác định đó là tài sản chung của vợ chồng ông B và bà K và tiến hành chia tài sản theo nguyên tắc chia đôi có tính đến công sức của các bên trong quá trình tạo lập và phát triển.

- Chia tài sản của vợ chồng:

+ Pháp luật quy định vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nên trong nhiều trường hợp lợi ích chung của gia đình không được đảm bảo. Do đó, pháp luật cần phải có quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các thành viên trong gia đình sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn phải được bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận hoặc đã yêu cầu Tòa án chia tài sản chung, nhưng vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau (nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng); nghĩa vụ nuôi dưỡng các con. Đồng thời, Tòa án phải quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở có nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia tài sản toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình.

+ Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn dựa vào công sức đóng góp của mỗi bên. Tuy nhiên, trên thực tiễn giải quyết các vụ việc cụ thể, việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng đối với tài sản chung không phải trong trường hợp nào cũng giống nhau, nên hiện nay pháp luật nước ta chưa có được quy phạm thống nhất quy định về vấn đề này. Vì vậy, việc giải quyết trong thực tế rất cần đến sự linh hoạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhưng để có sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình cần phải được hướng dẫn theo hướng: công sức đóng góp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được coi là như nhau, trong trường hợp có một bên vợ, chồng do cờ bạc, nghiện hút, rượu chè không có đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng thì cần phải xác định rõ đóng góp của người còn lại và khi chia tài sản người có đóng góp nhiều sẽ được hưởng phần quyền lợi nhiều hơn. Do đó, trong trường hợp giữa anh T và chị A dược

nêu trong mục 3.1 không nhất thiết phải xác định chính xác tỷ lệ công sức đóng góp của vợ, chồng đối với khối tài sản chung, vì lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Do đó, có thể xác định công sức đóng góp của vợ chồng A và T là như nhau.

+ Việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia dình mà ly hôn nếu tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào công sức đóng góp, việc chia tài sản khi các bên yêu cầu Tòa án giải quyết còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Do đó, Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cần phải có quy định bổ sung theo hướng: Khi Tòa án giải quyết chia tài sản khi không xác định được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào công sức đóng góp của các bên, nếu không thể xác định được chính xác công sức đóng góp của các bên do họ có thời gian chung sống trong thời gian dài thì có thể coi lao động trong gia đình là lao động có thu nhập và các thành viên trong gia đình có tỷ lệ đóng góp vào khối tài sản chung là ngang nhau.

- Về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng

Xuất phát từ đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được tạo lập không phụ thuộc công sức đóng góp, mức thu nhập cao thấp, nhiều ít...và nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung. Do đó, pháp luật cần phải có quy định cụ thể bổ sung nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và khi một bên vợ, chồng chết trước để có được quan điểm thống nhất khi áp dụng.

Luật chưa quy định cụ thể khi nào được coi tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng là tài sản riêng nên thực tế áp dụng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, Luật cần phải có quy định cụ thể theo hướng: Đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng. Khi có tranh chấp phát sinh, cần phải xác định nguồn gốc và giá trị của đồ dùng tư trang đó so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng để xác định chính xác và hợp lý tài sản riêng của vợ chồng.

- Về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện từ tài sản riêng: Pháp luật hiện hành quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Vậy nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng bao gồm những nghĩa vụ gì? Pháp luật chưa có quy định cụ thể, nên trong thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải có quy định cụ thể, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng bao gồm: Nghĩa vụ mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình; nghĩa vụ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng nhưng được vợ, chồng sử dụng nhằm mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình; các khoản nợ phát sinh gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ chồng...

Như vậy, để đảm bảo cho quá trình áp dụng pháp luật được chính xác và thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình cần phải được sửa đổi bổ sung kịp thời, góp phần đảm bảo đúng đắn quyền lợi của các bên khi tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng.

KẾT LUẬN

Trong quan hệ hôn nhân, yếu tố tình cảm được đặt lên hàng đầu nhưng cũng không thể xem nhẹ yếu tố tài sản. Do đó, việc quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình là điều kiện để nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội, bảo đảm các mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội vững mạnh, công bằng dân chủ văn minh. Đây cũng là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những tranh chấp xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình. Quy định về các căn cứ để xác định tài sản của vợ chồng còn tạo điều kiện để vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm phát triển kinh tế gia đình, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba khi tham gia quan hệ tài sản vợ chồng; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng.

Vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đã được dự liệu khá đầy đủ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn, các quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, có một số Điều luật chưa được quy định cụ thể dẫn đến tình trạng không áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế hoặc không bảo vệ kịp thời được quyền lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Trong giai đoạn hiện nay, khi yếu tố kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân thì vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Do đó, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu và đưa ra phướng hướng bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một yêu cầu cần phải đáp ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000.

2. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000.

3. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 4. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

5. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), nhà xuất bản chính trị quốc gia

6. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959 7. Luật đất đai năm 2003

8. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959 9. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 10. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

11. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

12. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000

13. Nghị quyết của Quốc hội số 35/ 2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000

14. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

Luật hôn nhân và gia đình 2000, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

15. Tòa án nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ, công tác 2010 của ngành Tòa án nhân dân số 01/BC-TA ngày 22/01/2010

16. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001

17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển Luật học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội

18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), giáo trình Luật dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội

19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội

20. Thanh Tâm- Lưu Phúc, Khuất tất quanh vụ Ly hôn 54 tỷ đồng, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh

21. Ths. Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật

hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp, Tạp chí nghiên cứu Lập

pháp điện tử

22. Ths. Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật Học

23. TS. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản của vợ chồng theo Pháp Luật Cộng hòa

Pháp và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 11/2009

24. TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn

nhân và gia đình Việt Nam, nxb Tư pháp

25. TS. Ngô Thị Hường, Đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng và việc xác

định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, Tạp chí Luật học số 10/2008

26.Văn Đoàn, Bỗng nhiên chồng cũ đòi chia lại đất, Báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh

27. Vĩnh Sơn- Hồng Tú, chia tài sản theo nguồn gốc, công sức đóng góp đối với tài sản chung của vợ chồng, báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Tình hình nghiên cứu...2

3. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu khóa luận...3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG...4

1.1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng...4

1.1.1. Khái niệm tài sản...4

2.1.2. Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung...21

2.2. Quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng...34

2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng...34

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng...37

Một phần của tài liệu quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 59)