Quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng đối với tài sản riêng

Một phần của tài liệu quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 51)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng đối với tài sản riêng

- Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng

Với tư cách chủ sở hữu tài sản vợ, chồng có toàn quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình mà không phụ thuộc ý chí của người chồng, vợ kia. Mỗi bên sẽ tự quản lý tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên người chồng, người vợ kia có quyền quản lý tài sản riêng đó (khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Trong việc quản lý tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn các tài sản đó như tài sản của mình, nếu làm hư hại, thất thoát mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ phải bồi thường (khi có yêu cầu). Trường hợp một bên đã tự ý định đoạt tài sản riêng của vợ chồng mình, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Tuy nhiên, vấn đề vợ, chồng đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp về tài sản của vợ chồng rất phức tạp. Vì trong thời kỳ hôn nhân, để đáp ứng nhu cầu của gia đình

vợ, chồng thường sử dụng tài sản riêng của mình vì lợi ích chung mà không nghĩ đến lợi ích riêng của mình từ việc sử dụng tài sản đó, họ thường không để ý đến việc cần phải để lại chứng cứ cho việc chứng minh việc sử dụng tài sản riêng của mình, hoặc có trường hợp khi sử dụng tài sản riêng, họ đã thông báo cho người kia biết và coi đó là việc họ đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung. Cho nên, hầu hết tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng trong thời kỳ hôn nhân vì nhu cầu của gia đình đã bị tiêu tán không còn nữa. Vậy khi ly hôn, người vợ, chồng đó có được yêu cầu bên kia đền bù hay được coi là có công sức đóng góp lớn hơn nên được chia phần tài sản lớn hơn không?

Ví dụ: trước khi kết hôn với anh T, chị A có 50 triệu đồng, và một số tài sản: xe máy, máy tính xách tay...anh T đi làm ăn xa nhà rồi rơi vào cảnh cờ bạc không có tiền gửi về cho gia đình, chị A ở nhà chăm sóc con nhỏ và bố mẹ T. Cuộc sống khó khăn, chị A đã sử dụng tài sản riêng của mình để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi tài sản chung không đủ để đáp ứng được nhu cầu đó, thậm chí A đã phải bán xe máy và máy tính của mình để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ T. Vậy khi ly hôn, có thể coi là A đã tự nguyện nhập khối tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung hay không? Hoặc A có quyền yêu cầu T trả lại phần tài sản mà A đã sử dụng vì cuộc sống chung gia đình mà lẽ ra T cũng phải đóng góp ½ không? Hay A có được yêu cầu được chia phần tài sản lớn hơn không?

Theo khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “tài sản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong tường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng”. Như vậy, trong trường hợp trên, A phải sử dụng tài sản riêng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là đúng và theo nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988: đối với tài sản riêng của vợ, chồng mà đã đưa vào sử dụng chung không còn nữa thì không được thanh toán, không được đền bù.... Hướng dẫn này khá hợp lý, vì cuộc sống chung của vợ chồng luôn đặt lợi ích chung gia đình lên trên hết. Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống chung, khi người vợ, chồng có tài sản riêng mà đã sử dụng cho nhu cầu đời

sống chung của gia đình thì phải coi vợ, chồng đã đương nhiên nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng vì cuộc sống chung, khi có tranh chấp họ không có quyền đòi lại các tài sản riêng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đã không bảo vệ được quyền lợi của một bên, vì nếu trong ví dụ trên, khi ly hôn chị A không còn tài sản riêng nào nữa, trong khi T không có chút đóng góp gì cho cuộc sống gia đình. Vậy quyền lợi của chị A sẽ được bảo vệ như thế nào? Pháp luật cần phải có quy định bổ sung về vấn đề này theo hướng: khi sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng mà được đưa vào sử dụng chung không còn nữa thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh, họ có thể được chia phần tài sản chung nhiều hơn (dựa vào công sức đóng góp), nếu khối tài sản riêng đó có giá trị lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng.

Hiện nay, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:

việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phải được lập thành văn bản và có chữ ký của cả vợ chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Quy định trên là căn cứ pháp lý rõ ràng tạo cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

Mặt khác, việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu (khoản 2 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Ví dụ như vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại...

- Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng:

Tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng. Trong trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn, tài sản chung của vợ chồng

không đủ đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình mà người vợ hoặc người chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó của gia đình, bảo đảm cuộc sống của vợ chồng và các con. Đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình 2000.

Bên cạnh đó, trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của cả vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000).

Nguồn sống duy nhất của gia đình là gì? Pháp luật không có quy định cụ thể, song có thể hiểu đó là tài sản duy nhất đáp ứng được nhu cầu thiết yếu (ăn, ở, chữa bệnh...) của gia đình. Do có ảnh hưởng quan trọng như vậy đối với cuộc sống của gia đình, nên pháp luật quy định việc định đoạt đối với tài sản đó phải được sự đồng ý của cả vợ chồng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần ổn định cuộc sống chung của vợ chồng và nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục các con.

+ Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Có thể hiểu nghĩa vụ riêng về tài sản là nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung của gia đình, hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện nghĩa vụ riêng của mình, vợ hoặc chồng phải sử dụng tài sản riêng của mình để thanh toán. Trong trường hợp tài sản riêng không đủ thực hiện nghĩa vụ đó, thì vợ hoặc chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung đó thực hiện nghĩa vụ riêng (theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988).

Tóm lại: quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đã được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dự liệu và được hướng dẫn khá cụ thể tại các văn bản pháp luật. Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, và có nhiều quy định mới phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện nay.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Một số vướng mắc

Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã dự liệu khá đầy đủ về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định chưa cụ thể dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau nên không có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế tại Tòa án các cấp. Do đó, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài hoặc vụ việc được giải quyết nhưng quyền lợi của một trong các bên không được bảo vệ đúng đắn:

Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình và hướng dẫn tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng. Tuy nhiên, lại không quy định rõ đối với khoản tiền mà một bên vợ, chồng được bồi thường do thiệt hại về sức khỏe khi hôn nhân còn tồn tại nhưng sau khi ly hôn mới được nhận hoặc bồi thường do danh dự, uy tín bị xâm hại (những yếu tố gắn liền với nhân thân), theo pháp luật dân sự thì những tài sản gắn với nhân thân của ai sẽ là tài sản riêng của người đó. Vậy trong quan hệ hôn nhân gia đình, trên cơ sở tính chất của quan hệ hôn nhân gia đình thì khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, uy tín, danh dự là tài sản chung hay tài sản riêng? Có thể dựa vào thời kỳ hôn nhân để suy đoán đây là tài sản chung của vợ chồng hay không? Đây là vấn đề mà pháp luật hôn nhân gia đình nước ta chưa có quy định cụ thể.

Bên cạnh đó,theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng là những tài sản vợ chồng hiện có, tài sản đang thuộc quyền sở hữu của vợ chồng mà không quy định cụ thể các tài sản mà vợ chồng nợ của người thứ ba có thuộc tài sản chung của vợ chồng hay không? Do đó việc giải quyết trong thực tế gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: A kết hôn với B tháng 10 năm 2003, sau khi kết hôn A có đầu tư kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Đến năm 2008, công việc kinh doanh của A

gặp nhiều khó khăn và bị thua lỗ nặng trở thành con nợ với số tiền 20 tỷ đồng. Vậy 20 tỷ đồng mà A mắc nợ do kinh doanh thua lỗ có thuộc tài sản chung của vợ chồng hay không?

- Trong trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà sau đó lại trở về. Trường hợp này, pháp luật mới chỉ dự liệu quan hệ hôn nhân được khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác), còn vấn đề tài sản chung của vợ chồng chưa được dự liệu cụ thể, khi quan hê hôn nhân được khôi phục thì chế độ tài sản chung của vợ chồng có đương nhiên được khôi phục không? Tính từ thời điểm nào? Đối với những thu nhập của người chồng, vợ kia có được coi là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của người chồng, vợ đó? Các giao dịch dân sự do người chồng, vợ đó ký kết với người khác có thể bằng tài sản chung của vợ chồng có được coi là hợp pháp (vì không có sự đồng ý của bên mà đã bị tòa án tuyên bố là đã chết)? Khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về thì chế độ tài sản được tái lập từ khi kết hôn hay từ khi quan hệ hôn nhân được khôi phục? Đây là vấn đề trong thực tiễn chưa có sự thống nhất khi giải quyết.

Ví dụ: Năm 1990, vợ ông T mất, để lại cho ông năm người con. Năm 1991, ông kết hôn với bà Đ. Trước đó, bà Đ có một căn nhà riêng. Lấy ông T, bà đã để cho ông và các con ông về ở cùng, cho ông cùng đứng tên chung trên giấy tờ căn nhà này. Sau vài năm hai vợ chồng mua thêm được một mảnh vườn rộng hơn 3.000 m2 tại quận Ninh Kiều. Năm 1996, sau khi đã có với bà Đ ba mặt con, ông T đi làm ăn xa nhà và sau đó không rõ tung tích ở đâu, làm gì. Khi đi, ông làm giấy ủy quyền cho bà Đ được toàn quyền sử dụng, mua bán ngôi nhà và mảnh vườn mà không cần có chữ ký của ông. Suốt thời gian này, một mình bà Đ nuôi dưỡng tám người con nên người (ba con ruột và năm con riêng của ông T) và tạo dựng được khối tài sản 150 triệu đồng. Theo yêu cầu của bà Đ, trên cơ sở pháp luật tòa án đã tuyên bố ông T chết, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật từ 05/05/2001. Đến ngày 04/10/2008, ông T đã trở về. Theo yêu cầu của ông T, ngày 05/01/2009, Tòa án hủy quyết định tuyên bố ông T chết. Vậy 150

triệu đồng của bà Đ có được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của bà Đ? Luật hôn nhân và gia đình hiện hành chưa có quy định cụ thể.

- Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó kết hôn lại với nhau thì chế độ tài sản của vợ chồng được xác định như thế nào?

Ví dụ: Năm 2002, khi vợ chồng anh T, chị C (quận 8, TP.HCM) đang sống đầm ấm thì người chị vợ là Việt kiều về nước ghé thăm. C bàn chuyện ly hôn giả để chồng có thể kết hôn với người chị vợ. Nếu mọi việc êm xuôi, anh T sẽ tìm cách bảo lãnh chị C đi định cư ở nước ngoài. Sau đó, cả hai cũng được tòa án xử cho ly hôn. Nhưng vì chỉ ly hôn trên giấy nên anh T và chị C tiếp tục chung sống. Còn việc kết hôn giả giữa anh T và người chị vợ không thành do trục trặc thủ tục. Năm 2004, anh T làm thủ tục đăng ký kết hôn lại với vợ cũ. Đến năm 2007, vợ anh T nộp đơn ra tòa xin ly hôn thật. Giữa họ nảy sinh nhiều bất đồng trong việc phân chia tài sản, trong đó có căn nhà mua năm 2003 (trước thời điểm hai người kết hôn lại) nằm ở phường 9, quận 8.

Theo lời chị C, chị đã tự bỏ gần 400 triệu đồng để mua căn nhà này. Lúc đó, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly hôn. Hợp đồng mua nhà và giấy tờ nhà chỉ do một mình chị đứng tên. Phía anh T thì cho rằng chính anh đã chở vợ đi xem nhà, rồi cùng vợ đi giao tiền cho chủ nhà. Năm 2004, sau khi chính thức tái

Một phần của tài liệu quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w