Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 60 - 62)

II. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FD

2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FD

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Thứ nhất, cần xoá bỏ hạn chế về số lượng đối với ccác mặt hàng thuộc diện không cấm nhập khẩu, các linh kiện, nguyên liệu, sản phẩm trung gian không thuộc diện ưu tiên trọng điểm cho chương trình nội địa hoá.

Hiện nay, những quy luật về nội địa hoá, mua và sử dụng nguyên liệu trong nước của Việt Nam đối với một dự án đầu tư như: ngành sản xuất lắp ráp ôtô, lắp ráp xe máy, điện tử dân dụng, nước giải khác v.v… tuy không vi phạm hiệp định WTO-TRIMs nhưng ngày một khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong những ngành yêu cầu tỷ lệ nội quy hoá. Nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng tỷ lệ nội quy hoá mà chỉnh phủ Việt Nam đã ra cho họ là quá cao và rất khó thực hiện. Tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm của họ càng cao thì họ càng bị lỗ nhiều vì thuế xuất nhập khẩu đánh vào linh liện rời và cụm linh kiện cao hơn so với hàng nguyên chiếc. Đầu tư mới vào các ngành có yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ không được khuyến khích cao. Nên chăng có thể giảm tỷ lệ nội địa hoá, cho phép các nhà đầu tư tự do nhập khẩu các chi tiết linh kiện để hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh khuyến khích họ xuất khẩu mà không cần có quyết định khống chế mức giá trần của sản phẩm.

Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp FDI được quyền huy động hàng hóa không do họ sản xuất để xuất khẩu.

Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vốn đã có sẵn mạng lưới tiêu thụ, họ đã quen bạn hàng trên thị trường thế giới, với uy tín và thông tin nhanh nhạy các doanh nghiệp FDI có thể nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói chung.

Một số doanh nghiệp FDI muốn được kinh doanh thương mại thuần tuý là hoàn toàn hợp lý và chính đáng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi hiệp định Thương mại Việt - Mỹ kí kết ngày 23 tháng 07 năm 2000.Tuy nhiên, Chính phủ không nên cho phép tràn lan mà trước mắt chỉ cho doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam được ít nhất 5 năm, làm nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam nghiêm chỉnh được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thuần tuý. điều này không chỉ có lợi cho người tác động mà còn buộc các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khẩu Việt Nam phải tự vươn lên khi chúng ta đang trên lộ trình xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng và kiện toàn hệ thống chính sách thuế phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế, đa dạng hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt sắc thuế áp dụng các thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo tính ổn định, lâu dài của chính sách thuế.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính, tiền tệ, thông qua việc tạo lập môi trường hành chính lành mạnh, thông thoáng góp phần duy trì các cân đối lớn trong nền kinh tế, vận dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ gián tiếp trong chính sách tiền tệ như:

- Xác lập cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng theo xu hướng thả nổi có điều tiết lãi suất theo cung - cầu trên thị trường, từng bước bãi bỏ

việc khống chế lãi suất trần. Thực hiện chính sách lãi suất theo thời gian ngắn. Phát triển thị trường vốn tiền tệ với các hình thức đa dạng, thích hợp nhằm thu hút các nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển, đây là điều kiện cần thiết thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại tệ và điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng thị trường, hạ giá trị đồng nội tệ, thực hiện chính sách tỷ giá hợp lý, nhất là khi chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ các nước ASEAN.

Thứ năm, chú trọng thức hiện chính sách khuyến khích đầu tư có trọng điểm các ngành công nghệ tiên tiến mà Việt Nam có lợi thuế so sánh…

Dành ưu tiên ưu đãi hơn nữa đối với các dự án FDI đầu tư vào các ngành nông – ngư nghiệp, nghành công nghiệp chế biến nông nghiệp - hải sản, ngành điện tử viễn thông và công nghệ sinh học, những dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các dự án liên doanh đầu tư vào dạy nghề, xử lý ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế, hiện tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang có lợi thế so sánh nhất định trong nông – lâm- ngư nghiệp, dựa trên những ưu thế sẵn có về tự nhiên đất đai (đất đai, vùng biển, khí hậu nhiệt đới) và về lao động (lực lượng dông, giá nhân công thấp).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w