Những thuận lợi và thách thức của chính sách thu hút đầu tư tại thành phố

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 45 - 50)

3.1 Thủ đô Hà Nội

Hiện nay Thủ đô Hà Nội đã có khoảng 1.057 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài , gồm 8 lĩnh vực như sau: hạ tầng, kinh tế, nông nghiệp, quản lý nhà nước, văn xã, cầu đường, chăn nuôi, văn xã (trường học).

Tính đến đầu năm nay Hà Nội đã tiếp nhận được 63 dự án hơn hẳn tổng số dự án đầu tư vào Đà Nẵng từ trước đến nay (52 dự án). Điều này do một nguyên nhân dễ hiểu vì những nơi này có cơ sở hạ tầng, vật chất tốt, điều kiện địa lý, khí hậu ôn hoà thích hợp.

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI THEO LĨNH VỰC (triệu đồng) STT Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn 1 Hạ tầng 645 236832399814.964 2 Kinh tế 20 572503 3 Nông nghiệp 54 725682.5 4 Quản lý nhà nước 14 67404 5 Văn xã 218 4026218.4 6 Cầu đường 13 705305 7 Chăn nuôi 01 50000 8 Văn xã (trường học) 92 9961255 3.2 Tỉnh Bình Dương

Trong năm 2002, có 44 tỉnh và thành phố có dự án ĐTNN, trong đó Bình Dương đứng đầu với tổng số dự án là 152 với 286,25 triệu USD vốn đăng ký.

Bảng kết quả hoạt động sau đây sẽ cho thấy toàn bộ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra ở Tỉnh Bình Dương. Xem phụ lục

III. Những thuận lợi và thách thức của chính sách thu hút đầu tư tại thành phố thành phố

1. Chính sách đất đai

Mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở Đà Nẵng.

Điểm đặc thù ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đó là đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu về đất đai.

Các loại văn bản pháp lý liên quan đến đất đai gắn với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là Luật Đất đai, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định 18/CP ngày 13/02/1995 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển đưa vào góp

vốn được xác định trên cơ sở mức tiền thuê đất quy định cho các trường hợp đầu tư nước ngoài. Mức tiền thuê đất được xác định tuỳ thuộc vào:

1. Mức quy định khởi điểm cho từng vùng; 2. Địa điểm của khu đất;

3. Kết cấu hạ tầng của khu đất; 4. Hệ thống ngành nghề.

Theo quyết định số 1477-TC/TCĐN ngày 31-12-1994 của Bộ Tài chính ban hành bản quy định về quyền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài.

- Khung giá cho thuê đất đô thị quy định từ 0,375 USD/m2/năm đến 1,7 USD/m2/năm tuỳ theo nhóm đô thị. Theo quyết định này khung giá cho thuê đất được áp dụng cho 5 nhóm đất đô thị. Trong đó, nhóm 1 có mức giá từ 1,70 USD đến 13,6 USD/m2/năm, nhóm 2 có mức giá từ 1,50 USD đến 12,0 USD/m2/năm, nhóm 3 có mức giá từ 1,25 USD đến 9,0 USD/m2/năm, nhóm 4 có mức giá từ 0,75 USD đến 6,0 USD/m2/năm, nhóm 5 có mức giá từ 0,375 USD đến 3,0 USD/m2/năm. Đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục tiêu sử dụng sang cho các dự án công nghiệp thường nằm trong khung giá tiền thuê đất đô thị nhóm 5 từ 0,375 USD/m2/năm.

- Riêng đất công nghiệp được sử dụng đối với các dự án chế biến nông, lâm, hải sản không phải đất đô thị được hưởng giá thuê đất từ 150 USD/m2/năm đến 750/USD/m2/năm.

Cách tính giá trị quyền sử dụng đất cho bên Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng như sau:

Giá Giá Hệ Hệ Hệ Thời

trị tiền số số số diện hạn

quyền = thuê * địa * hạ * ngành * tích * Góp

sử đất điểm tầng nghề vốn

dụng khởi đất điểm

Đối với đất đã được giao cho bên Việt Nam sử dụng, khi hợp tác đầu tư với nước ngoài mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư có quyền triển khai ngay các thủ tục về thiết kế, xây dựng hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy luật hiện hành.

Ngày 24-02-1998, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 179/1998/QĐ-BTC về việc ban hành quyết định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong bản quyết định này, quy định đối tượng không phải trả tiền thuê đất, việc miễn, giảm tiền thuê đất và việc nộp tiền thuê đất theo khung giá mới ưu đãi hơn so với các quy định trước.

Tuy vậy, chính sách đất đai áp dụng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài vẫn còn những vướng mắc nhất định:

- Giá thuê đất của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nếu tính cả chi phí đền bù, giải toả thì giá đất bị đẩy lên quá cao. Đây là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư. Thời điểm tính giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hợp lý.

- Việc giao đất nhất là các dự án có đền bù và giải toả kéo dài, trong nhiều trường hợp việc giải toả này kéo dài trong một số năm thậm chí có dự án kéo dài đến 5 năm. Thủ tục thuê, cấp đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng còn phức tạp gây mất cơ hội và thời gian của các nhà đầu tư. Hiệu lực pháp luật của các quy định về đất đai còn thấp. Luật Đất đai mặc dù đã sửa đổi song thiếu những văn bản hưởng dẫn chi tiết.

- Thiếu quy hoạch chi tiết cho việc thu hút FDI.

2. Chính sách thuế và các ưu đãi tài chính

Mục tiêu của chính sách thuế và ưu đãi về tài chính là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua việc áp dụng tỷ lệ thuế thấp, thời gian và mức độ miễn giảm thuế đảm bảo cho việc tăng tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp thuế lợi tức từ 10% đến 25%. So với các nước trong khu vực, đây là mức thuế ưu đãi. Trong trường hợp khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm thì mức thuế lợi tức có thể cao hơn. Nếu đầu tư vào vùng miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì mức thuế lợi tức có thể thấp hơn.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể được miễn và giảm thuế trong những trường hợp nhât định. Việc miễn thuế có thể diễn ra trong 2- 3 hoặc 4 năm đầu hoạt động. Việc giảm thuế 50% cho hai năm tiếp theo và tối đa là 4 năm. Tổng số thời gian miễn giảm thuế tối đa là 8 năm. Nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận về nước phải nộp thuế chuyển lợi nhuận về nước. Mức thuế chuyển lợi nhuận về nước từ 5% đến 10%. Nếu nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì thuế chuyển lợi nhuận này được hoàn trả lại.

Mức thuế suất thuế lợi tức 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX, dự án đầu tư vào KCN, KCX thì thuế suất thuế lợi tức ưu đãi nêu tại điều này được áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư.

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp theo quy định cảu pháp luật. Doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCN được phép cho các doanh nghiệp trong và

ngoài nước thuê lại đất chưa cho thuê để các doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

Giá tính thuế thu nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nộp thuế nhập khẩu được xác định theo giá hoá đơn hàng hóa nhập khẩu. Nếu không có hoá đơn thì ghi giá do Bộ Tài chính quy định.

Nhìn chung, chính sách thuế và các khuyến khích tài chính đã đạt được mục tiêu đặt ra trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế này đã hấp dẫn hơn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, các loại thuế áp dụng đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn chồng chéo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đóng nhiều loại lệ phí khác nhau.

3. Chính sách về lao động:

Chính sách lao động có mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động.

Trong thời gian qua, số người lao động làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 18 vạn người. cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á vừa qua đã làm giảm một khối lượng đáng kể lao động làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Lực lượng lao động Đà Nẵng làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là lao động từ các doanh nghiệp nhà nước, số lao động ở các thành phần kinh tế khác và số còn lại từ nguồn lao động xã hội.

Số lao động của Đà Nẵng làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng hạn chế về thể lực, kinh nghiệm và tay nghề. Một số lao động xuất thân từ nông thôn do đó kỹ thuật lao động chưa cao. Sự hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động còn hạn chế, không hiểu đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ đã cam kết.

Nhiều lao động do không có việc làm mà buộc phải chấp nhận thiệt thòi, khi không chấp nhận sự thiệt thòi này thì thường phản ứng với giới chủ. Nhiều người lao động còn trẻ tuổi thường không chấp nhận sự đối sử thô bạo của giới chủ. Đây là mầm mống của những phản ứng lao động tập thể.

Tình trạng này do một số nguyên nhân sau:

- Nhiều giám đốc doanh nghiệp kể cả người đươc uỷ quyền điều hành không nắm vững những quy định của pháp luật lao động hoặc cố tình không tuân thủ những quy định pháp luật như kéo dài thời gian làm việc trong ngày, kéo dài thời gian thử việc hoặc không ký hợp đồng lao động cá nhân, thoả ước lao động tập thể.

- Phần đông thiếu sự hiểu biết về các quy định của pháp luật lao động, chưa nắm vững các chính sách, quyền lời và nghĩa vụ của mình để tiến hành ký hợp đồng lao động nên nhièu hợp đồng còn mang tính hình thức, bị thiệt thòi bị áp đặt dẫn đên mâu thuẫn phát sinh tranh chấp.

- Một số trường hợp người lao động đòi hỏi vượt qua mức quy định của pháp luật và đặc biệt là sự hạn chế về ngoài ngữ nên có những bất đồng do không hiểu nhau nên dẫn đến mâu thuẫn.

- Hiện nay, có hiện tượng một số cán bộ đại diện bên Đà Nẵng trong liên doanh chỉ chăm lo đồng lương và lợi ích cá nhân của mình, chuă thật sự quan tâm đến lợi ích của người lao động, lợi ích phía Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tình trạng yếu kếm về trình độ và phẩm chất là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt thòi, sơ hở trong hoạt động của các nhà liên doanh.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được đặt ra xong chưa giải quyết được nhiều và có tính chất tạm thời, chất lượng chaư cao. Mặc dù có nhiều trung yâm đào tạo baồi dưỡng lao động, nhưng chất lượng đào tạo thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc cung ứng lao động giữa các trung tâm đã bộc lộ những hạn chế và tiêu cực.

- Những vướng mắc trong chính sách lao động còn bộc lộ ở quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuyển lao động thông qua cơ quan lao động cấp thành phố, chứ doanh nghiệp không có được tuyển trực tiếp.

Điều này gây ảnh hưởng đến tính chủ động của các nhà đầu tư. Hiệu lực thực hiện của chính sách không cao, luật lao động thực hiện không nghiêm, việc xử lý các vi phạm chưa hợp lý. Các cơ quan quản lý nhà nước còn lúng túng khi xử lý các tranh chấp về lao động và tiền lương.

Việc tuyển dụng lao động còn nhiều trường hợp chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật. Có doanh nghiệp chưa ký hoạt động lao động, hoặc có thì nội dung đơn giản, không bảo về quyền lưọi của người lao động.

4. Chính sách về công nghệ

Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, may móc thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đào tạo đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh cảu công nghệ. Điều này được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.

Qua thẫm định của các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông,các ngành cơ khí công nghiệp, máy công cụ, máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ… Do đó đã góp phần tăng giá trị sản lượng và năng suất lao động.

Tuy nhiên công nghệ tiên tiến nhập vào chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cả về số lượng, lẫn quy mô, chưa cân đối giữa các

ngành kinh tế, nhất là ở một số ngành then chốt có tác dụng tạo môi trường công nghệ cho công nghiệp như cơ khí, giao thông, công nghiệp … cũng như giữa các vùng. Mức độ hiện đại và tinh vi của bản thân công nghệ còn thấp. Do sử dụng công nghệ lạc hậu đã xảy ra hàng trăm tai nạn chết người. Các thế hệ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chủ yếu là công nghệ của những năm 50 và 60. Đây là những công nghệ mà các nước phát triển đã không sử dụng cách đây hàng chục năm. Mặt khác, giá công nghệ được chuyển giao vào Đà Nẵng chưa hợp lý. Nhiều công nghệ lạc hậu, công nghệ đã qua sử dụng nhưng giá tính vào góp vốn đước các nhà đầu tư cố ý nâng cao hơn từ 10% đến 15% so với mặt bằng giá thế giới. Việc tăng giá công nghệ góp vốn vào các dự án còn thông qua việc khai tăng chi phí đào tạo công nhân làm cho cơ quan nhà nước khó thẫm định được chính xác giá ccông nghệ. Ngoài ra, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ còn kém.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w