0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tình hình vốn của công ty.

Một phần của tài liệu VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY (Trang 57 -62 )

II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1 Tài sản cố định.

3. Tình hình vốn của công ty.

3.1. Tình hình sử dụng vốn.

Do đặc thù của ngành kinh doanh và là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn của công ty hầu hết được huy động từ sở và được vay ưu đãi từ ngân hàng để thực hiện hàng loạt các chức năng của tỉnh, ngoài ra công ty còn huy động nguồn vốn từ đội ngũ đông đảo các CBCNV, vay hoặc trả chậm... vì vậy nhìn chung cơ cấu vốn của công ty tương đối ổn định và không có sự thay đổi lớn.

Trên đây là tình hình sử dụng vốn của công ty trong hai năm 2000 và 2001. Biểu 6: Tình hình sử dụng vốn của công ty

Đơn vị:1000 VNĐ

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % I. Tổng nợ ngắn hạn 2 162 055 2 080 421 -81634 -3.78 2 515 579 435 158 21 1. Khoản đến hạn phải trả 314 752 350 193 35441 1.13 429 274 79 081 23 2. Vay ngắn hạn 1 751 741 1 576 950 -174791 -9.98 1 930 716 353 766 22 3. Các khoản nợ khác 95 562 153 278 57716 60.4 155 589 2 311 1.5 II. Tổng nợ dài hạn 2 668 459 2 715 000 46541 1.74 3 171 000 456 000 12.3 III. Nợ khác. 22 731 22731 100 IV. NVCSH 1 375 982 1 497 468 121486 8.83 1 618 781 121 313 8.1 Tổng NV: (I+II+III+IV) 6 206 496 6 315 620 109124 1.76 7 305 360 989 740 16

Nhìn vào bảng biểu ta thấy tổng nguồn vốn năm 2001 so với năm 2000 là 989 740 000đ với tỷ lệ tăng 16%. Trong khi đó tổng nguồn vốn năm 2000 chỉ tăng 1.76% so với năm 1999, trong đó:

- NVCSH năm 2001 so với năm 2000 tăng 121 313 000đ với tỷ lệ tăng 8.1% trong khi đó năm 2000 nguồn vốn này được huy động tăng hơn 8.83% so với năm 1999, điều này chứng tỏ trong năm công ty đã không sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được. NVCSH không lớn đã làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty.

- Các khoản nợ ngắn hạn năm 2001 tăng vượt bậc so với hai năm trước là 435 158 000đ tương đương với 21% so với năm 2000, trong đó các khoản nợ đến hạn trả năm 2001 tăng tới 23%, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khoản nợ ngắn hạn và vay ngắn hạn cũng tăng 22%. Còn năm 2000 so với năm 1999 lại là -3.78% điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn của công ty đang cao hay nói cách khác công ty đang mở rộng thêm các chủng loại hàng hoá kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người dân.

- Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, năm 2001 tăng 456 000 000đ tương đương với 12.3% so với năm 2000 góp phần quan trọng trong việc kinh doanh của công ty đồng thời đã chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty đã cao hơn so với các năm trước. Trong khi năm 2000 chỉ tăng có 1.74% so với

năm 1999. Các khoản nợ dài hạn góp phần tích cực trong việc kinh doanh của công ty, đây là một lợi thế cần phải phát huy.

Từ biểu trên ta thấy nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của công ty, hoạt động kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng tăng, điều này được thể hiện rõ nét trong năm 2001 đã chứng tỏ công ty đang rất cần vốn để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên nợ dài hạn vẫn là khoản vay chính của công ty, nó được sử dụng chủ yếu vào cho những công việc mang tính dài hạn như: Đầu tư cho TSCĐ, mua sắm các trang thiết bị cần thiết ... để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Nguồn vốn được quay vòng liên tục, vòng quay càng nhanh thì hoạt động kinh doanh của công ty càng đạt hiệu quả cao và ngược lại.

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. - Hiệu suất vốn kinh doanh (VKD).

Doanh thu thuần

Hiệu suất VKD = ________________________ VKD

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

- Hàm lượng VKD.

VKD Hàm lượng VKD =

Doanh thu thuần

Để có một đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Muốn biết tình hình sử dụng vốn kinh doanh thế nào cần phân tích cụ thể đối với từng loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán hiện tại của công ty, từ đó cho thấy khả năng chủ động của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.

TSLĐ

Khả năng thanh toán hiện tại = _________________ Tổng nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh.

Chỉ số này nói lên khả năng thanh toán nhanh của công ty trong thời điểm hiện tại, nâng cao được chỉ số này có thể giúp công ty tránh được các rủi ro về tài chính có thể xẩy ra trong tương lai.

TSLĐ - Hàng lưu kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = _____________________

Nợ ngắn hạn

- Chỉ số nợ.

Chỉ số này nói nên khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tổng nợ

Chỉ số nợ = _______________* 100

Tổng tài sản

Biểu Khả năng sử dụng vốn và khả năng thanh toán

Đơn vị:1000 VNĐ Chỉ tiêu thực hiện 1999 Thực hiện 2000 So sánh 00/99 Thực hiện 2001 So sánh 01/00 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Doanh thu thuần 16 188 577 18 381 200 2192623 13.5 21 769 000 3387200 18.4 Tổng nợ ngắn hạn 2 162 055 2 080 421 -81634 -3.78 2 515 579 435 158 21 Tổng NV 6 206 496 6 315 620 109124 1.76 7 305 360 989 740 16 Tổng tài sản 6 206 496 6 315 620 109124 1.76 7 305 360 989 740 16 Tổng nợ 4 830 514 4 818 152 -12 362 -0.3 5 686 579 868 427 18 TSLĐ 3 424 066 3 520 920 96854 2.83 4 322 800 801 880 23 Hàng lưu kho. 2 450 186 2 542 760 92574 3.78 2 954 600 411 840 16..2 Hiệu suất sử dụng vốn 2.6 2.9 0.3 11.5 3.0 0.1 3.4 Hàm lượng vốn: (%) 45.0 47.0 2.0 4.4 54.4 7.4 15.7

Khả năng thanh toán hiên tại 1.58 1.69 0.11 7.0 1.72 0.03 1.8 Khả năng thanh toán nhanh 0.45 0.47 0.07 16.0 0.54 0.07 15.0 Chỉ số nợ: (%) 0.8 0.7 -0.1 12 0.8 0.1 14

Biểu trên phản ánh tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng tự chủ tài chính của công ty trong ba năm gần đây:

- Hàm lượng vốn kinh doanh tăng liên tục trong ba năm gần đây, đặc biệt trong năm 2001 tăng tới 17% so với năm 2000 cao nhất trong ba năm chứng tỏ công ty đang rất cần vốn để mở rộng kinh doanh.

- Hiệu suất sử dụng vốn của công ty cũng tăng lên đáng kể từ năm 1999, cụ thể năm 1999 là 2.6 năm 2000 là 2.9 và năm 2001 là 3.0. Công ty đang tìm cách khai thác triệt để nguồn vốn vay đồng thời cũng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.

- Ta thấy, khả năng thanh toán của công ty trong năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0.03 lần tương đương với 1.8%, chủ yếu do TSLĐ tăng đáng kể so với năm 2000 là 23% trong khi nợ ngắn hạn chhỉ tăng 21%, điều này nói lên công ty đang cần huy động thêm vốn để mở rộng hàng hoá kinh doanh. Như vậy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 0.07 lần. Chỉ số này tuy tăng không nhiều nhưng nó cũng chứng tỏ khả năng phán đoán của công ty tăng, giảm đi rủi ro, khả năng chuyển đổi TSLĐ thành tiền tăng và hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. Với chỉ số khả năng thanh toán trên đòi hỏi công ty phải có những chính sách thích hợp hơn nữa để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay.

- Qua biểu ta thấy chỉ số nợ của công ty không có sự thay đổi nhiều qua các năm, cụ thể năm 1999 là 0.8% năm 2000 là 0.7% và năm 2001 là 0.8%. Như

vậy ta thấy công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ về tài chính và không bị phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ.

Một phần của tài liệu VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY (Trang 57 -62 )

×