Tình hình mua bán của công ty.

Một phần của tài liệu Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty thương mại Công Nghệ Phẩm Hà Tây (Trang 42 - 46)

I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY

7. Tình hình mua bán của công ty.

Quy trình mua – bán hàng hoá là một khâu hết sức quan trọng, nó quyết định tới sự thành bại của công ty. Khác với các công ty sản xuất, sản phẩm của các công ty thương mại hầu hết đều là hỗn hợp các loại hàng hoá được lấy từ các cơ sở sản xuất khác nhau để trở thành một kênh phân phối cho các nhà sản xuất.

- Tổ chức nguồn hàng:

Tổ chức nguồn hàng là khâu đầu tiên của quy trình mua - bán. Công ty xác định, tổ chức nguồn hàng có tốt thì việc bán hàng sẽ càng thuận tiện, đảm bảo giao hàng đúng hẹn từ đó sẽ tạo được hình ảnh của công ty trong mỗi khách hàng.Tổ chức nguồn hàng tốt phải tiết kiệm được các chi phí phát sinh không cần thiết, cách sắp xếp kho, hàng, bến bãi phải hợp lý và khoa học, khi cần thiết giao hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Hàng hoá nhập về phải được kiểm tra, giám sát kỹ càng về sồ lượng, chất lượng cũng như đảm bảo đúng mặt hàng trước khi nhập kho. Ngiêm chỉnh chấp hành các quy định, nội quy về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ hàng hoá chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn và không để xẩy ra mất cắp.

- Tổ chức cung ứng hàng hoá:

Từ trước đến nay công ty luôn thực hiện chủ trương bán buôn làm chính vì vậy việc giao hàng đòi hỏi phải nhanh chóng, thuận tiện, không gây phiền nhiễu nhằm tạo được uy tín của công ty đối với khách hàng.

Mặt khác đối với các cửa hàng bán lẻ không có phương tiện vận chuyển công ty tổ chức giao hàng tận nơi để tạo mối làm ăn lâu dài.

Ngoài ra, công ty còn tổ chức đào tạo để nâng cao kỹ năng cho các nhân viên bán hàng.

Khen thưởng kịp thời đối với nhân viên bán hàng giỏi, từ đó tạo ra sự ganh đua giữa các nhân viên trong cửa hàng và giữa các cửa hàng với nhau.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra giám sát là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của một tổ chức hay một quá trình, nó giúp doanh nghiệp phát hiện được những thiếu xót để kịp thời bổ sung và điều chỉnh. Kiểm tra, giám sát còn giúp công ty lập các kế hoạch công tác hàng quý, hàng tháng nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Chính vì vậy công tác này luôn được công ty xem trọng.

7.2. Tình hình mua – bán hàng hoá.

7.2.1. Tình hình mua vào của công ty:

Nhìn chung công ty đã tổ chức được nhiều nguồn hàng đủ tin cậy, giá cả hợp lý có thể đáp ứng cho một lượng lớn quần chúng nhân dân trong tỉnh.

Công ty chủ động mua với khối lượng lớn đối với những mặt hàng có nhu cầu cao đồng thời cũng chú trọng đến các mặt hàng có tiềm năng để từ đó có những chiến lược phát triển kịp thời.

Trên đây là tình hình mua vào của công ty trong hai năm 2000 và 2001. Biểu 1: Tình hình mua vào của công ty

Đơn vị: 1000 000VNĐ Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ % Tổng giá trị mua 16 139 20 889 4 750 29.4 Mặt hàng nhôm 2 788 3 327 539 19.3 Thuốc lá các loại 2 752 2 890 138 5 Rượu các loại 4 927 5 652 725 15 Các mặt hàng khác 5 672 9 020 3 348 59

Qua biểu trên ta thấy: Tổng giá trị hàng hoá mua vào năm 2001 so với năm 2000 tăng 4 750 000 000đ với tỷ lệ tăng 29.4%,. điều này chứng tỏ giá trị sản lượng hàng hoá với quy mô thực hiện năm 2001 tăng lên. tổng giá trị mua tăng là do:

Lượng rượu các loại mua vào tăng so với năm 2000 là 725 000 000đ (tăng 15%), các mặt hàng nhôm năm 2001 mua vào tăng so với năm 2000 là 539000000đ (tăng 19.3%), Năm 2001 lượng thuốc lá các loại mua vào tăng so với năm 2000 là 138000000đ (tăng 5%).

Từ nhận xét trên ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển. Công ty đã tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh các loại mặt hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.

7.2.2. Tình hình bán của công ty.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm tương đối tốt. Doanh số bán ra năm sau tăng so với năm trước điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện đúng đường lối chính sách của cấp trên giao cho, cụ thể được phản ánh trên biểu sau: (trang bên).

Biểu 2: Tình hình bán ra của công ty

stt Chỉ Tiêu Đơn Vị Tính Thực Hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực Hiện 2001 Chêng Lệch (%) Cùng kỳ Kế hoạch I Doanh số bán 1000đ 18 469 600 21 000 000 20 997 500 113.4 99.75 II Chỉ tiêu hàng 6908.7 7860.5 9037 1660 1832 1 Thuốc là các loại 1000 b 626 630 958.7 153.0 136.3 2 Sản phẩm nhôm 1000 ch 18 15 16.5 91.6 110 3 Giấy vở học sinh 1000kg 50 20 19.5 38.8 97 4 Quạt trần Chiếc 690 1200 1387 201.0 115.5 5 Quạt bàn các loại Chiếc 4490 5000 5235 116.5 104.7 6 Xăm xe đạp Chiếc 130 150 170 130.7 113.0 7 Lốp xe đạp Chiếc 210 200 235 111.9 117.5 8 Bành kẹo 1000kg 38.6 45 45.2 117.0 100.4 9 Chè gói 1000g 15.3 15.5 18.7 122.2 120.6 10 Rượi các loại 1000 c 315 200 402.7 127.8 201.0

Qua biểu ta thấy:

Doanh số bán thực hiện năm 2000 là 25 428 000 000đ sang năm 2001 kết quả thực hiện là 27 152 000 000đ (tăng 6.3%), điều này do:

- Thuốc lá năm 1999 tiêu thụ 626 nghìn bao sang năm 2000 tiêu thụ được 958.7 nghìn bao ( như vậy tăng thêm 332.7 nghìn bao, tương đương với 53%).

- Các mặt hàng: Vải, sứ, quạt trần, quạt bàn, rượu, chè ... cũng đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Cùng song song với sự tăng trưởng của các mặt hàng này thì các mặt hàng khác như: Xà phòng, giấy vở học sinh lại có xu hướng giảm sút. Chính vì vậy công ty phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để phục hồi vị trí của các mặt hàng cần thiết cũng như nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng để có chính sách thu mua hợp lý.

Các mặt hàng của công ty chủ yếu được tiêu thụ thông qua hình thức bán buôn cho các đại lý trong tỉnh và bản lẻ dưới hình thức dịch vụ bán hàng.

Một phần của tài liệu Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty thương mại Công Nghệ Phẩm Hà Tây (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w