Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong hoạt động xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 54 - 58)

trong hoạt động xét xử của Toà án

Trong quá trình ra đời và phát triển của Luật HN&GĐ Việt Nam, đã có ba đạo luật về HN&GĐ. Cùng với sự đi lên của đất nước, với những mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển xã hội, các quan hệ trong gia đình cũng thay đổi theo nhiều xu hướng. Các quan hệ trong Luật HN&GĐ vì thế mà cũng có sự bổ sung, thay đổi để ngày càng phù hợp với thực tiễn đời sống, đồng thời vẫn đảm bảo giữ gìn được những nét đẹp truyền thống gia đình Việt Nam. Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 là đạo luật mới nhất trong lịch sử Luật HN&GĐ và được coi là đạo luật hoàn thiện nhất cả về mặt nội dung và kỹ thuật lập pháp. Tuy nhiên, để ý nghĩa của nó đi vào đời sống thì vấn đề áp dụng luật là một điều hết sức quan trọng. Đây là điều kiện then chốt để pháp luật phát huy được vai trò của mình. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ cho chúng ta thấy luật thực định đã được áp dụng như thế nào. Từ đó sẽ thấy được những quy định nào là hợp lý để phát huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật và quy định nào là chưa hợp lý khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để có những đề xuất nhằm làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ nói chung và những quy định về quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Vì vậy, nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 vào việc giải quyết để bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là một điều hết sức cần thiết, liên quan thiết thực đến quyền lợi của người con.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Theo báo cáo tổng kết của ngành Toà án tại tỉnh Nghệ An,

năm 2004 có 1.053 vụ ly hôn thì năm 2006 tăng lên 1.263 vụ. Tại các thành phố lớn, số vụ ly hôn càng cao hơn. Theo thống kê, tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 có 15.918 cặp kết hôn thì trong năm cũng có 5.941 vụ ly hôn,

như vậy cứ 5 cặp kết hôn thì có 2 cặp ly hôn (1). Từ năm 2001 đến nay, trung

bình cứ 2 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn, nhiều nhất là trong độ tuổi 30-50. Đây

cũng là độ tuổi cha mẹ có con là trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ khá cao(2).Việc ly

hôn ngày càng tăng kéo theo nhiều hậu quả nặng nề đối với con cái nên nó đã trở thành một vấn đề mà xã hội rất quan tâm. Trên thực tế, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ còn tồn tại hay không. Do đã ý thức được vấn đề trên nên đa số các vụ án HN&GĐ khi ra Toà án các cấp giải quyết, các bậc cha mẹ đều đã thoả thuận được người trực tiếp nuôi con (chiếm 73% – 75%). Tuy thế, cũng có những trường hợp cả hai bên đều có nguyện vọng tha thiết được nuôi con, kể cả khi chỉ có một con chung (chiếm 20%- 24%). Đặc biệt, có những cặp vợ chồng vì những lý do này khác, cả cha và mẹ đều dứt khoát không muốn nhận trách nhiệm trực tiếp nuôi con

(chiếm 0,3% - 0,5%)(3). Thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề

bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Quyền lợi của người con luôn được Toà án coi trọng. Việc giải quyết các mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con luôn được các Toà án xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc từng vấn đề để không ảnh hưởng xấu đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người con.

Vấn đề đầu tiên là việc giao con cho ai nuôi, các Toà án đã áp dụng chính xác những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 : giao con cho ai nuôi là căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Vụ án ly hôn của chị Nguyễn Thị Yến Nhi với anh Nguyễn Hồng Yên trú tại ấp Tân An, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ là một trong rất nhiều những vụ án mà các Toà án đã áp dụng đúng Luật HN&GĐ năm 2000. Anh chị kết hôn với nhau và đã có một con 1() Báo phụ nữ Việt Nam số 39 năm 1997

2() Theo http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/Honnhangiadinh/2006/9/5/161274 3() Tạp chí Dân chủv pháp luà ật số 6 tháng 6 năm 2003

chung là cháu Nguyễn Đại Tâm. Chị Nhi là một giáo viên trường cấp một trên địa bàn xã, còn anh Yên làm nghề nông. Sau khi sinh cháu Tâm được vài tháng, do kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, anh Yên đâm ra rượu chè, cờ bạc nên giữa hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Chị Nhi bị anh Yên đánh đập nhiều lần, chịu không nổi nên đã bồng bé Tâm về nhà cha mẹ ruột ở. Bốn tháng sau trong một lần sang thăm bé Tâm, anh Yên đã bắt con về ở với mình và ngăn cấm chị Nhi sang thăm. Sau đó chị Nhi đã làm đơn xin ly hôn. Phiên toà sơ thẩm ngày 16/1/2002 chấp nhận đơn xin ly hôn của chị Nhi. Về phần liên quan đến cháu Tâm, Hội đồng xét xử nhận định chị Nhi có điều kiện giáo dục, có công ăn việc làm ổn định, môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách cho trẻ nên đã tuyên giao con cho chị Nhi chăm sóc ; còn anh Yên có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Tâm và quyền thăm nom cháu. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, anh Yên kháng cáo. Ngày 15/5/2002, Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) đã tuyên xử y án sơ thẩm về phần giao con cho chị Nhi chăm sóc, nuôi dưỡng. Như vậy, các Toà án đã xem xét cụ thể điều kiện của cả hai bên cha mẹ và quyết định giao con cho người có khả năng chăm sóc, giáo dục con tốt hơn.

Nhìn chung, kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, việc giải quyết các vụ ly hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã được các Toà giải quyết hợp lý và chính xác. Quyền lợi của những đứa con đã được đảm bảo trên thực tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có Toà án đã tỏ ra bối rối, không có hướng giải quyết thích hợp trong một số tình huống, vì vậy không áp dụng đúng tinh thần của các điều trong Luật HN&GĐ năm 2000.

Đó là trường hợp cháu Triết con anh Phan Tuấn và chị Nguyễn Thị Tú Trinh, thường trú tại số 172 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Cao, Q.1, thành phố Hồ Chí Minh. Toà án nhân dân quận 1 thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm và quyết định giao cháu bé là con chung cho anh Tuấn nuôi dưỡng với lý do : “Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án đã tiến hành động viên, hoà giải để

ông Tuấn giao con thì rất khó thi hành, sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của đứa trẻ và có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được. Do đó, để đảm bảo thi hành án, hội đồng xét xử thấy nên để ông Tuấn tiếp tục nuôi dưỡng cháu Triết’’.

Rõ ràng đây là một lý do không thích hợp, Toà án không thuyết phục được đương sự mà còn bị đương sự áp đặt và xuôi theo cho yên chuyện. Hội đồng xét xử đã bị chi phối bởi tính khả thi của bản án và để các quy định của pháp luật HN&GĐ về bảo vệ quyền lợi của con không được áp dụng trên thực tế. Cháu Triết mới mười sáu tháng tuổi, đang rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Hai bên cũng không có thoả thuận gì về người trực tiếp nuôi con trước khi ly hôn, vì vậy, quyền nuôi dưỡng con sẽ thuộc về chị Trinh. Toà án chỉ có thể giao cháu Triết cho anh Tuấn nuôi nếu thực tế là chị Trinh không có điều kiện để nuôi con hay đã bỏ bê con. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã phòng quá xa và bị động ra quyết định theo ý của ‘‘kẻ mạnh’’ để mọi việc êm xuôi. Vì vậy, khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 đã không được áp dụng chính xác. Tất nhiên, Toà án cũng đã dựa vào tình hình thực tế là rất khó THA và việc THA sẽ gây ra sự giằng co, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống bình thường của một đứa trẻ. Nhưng với vai trò là cơ quan tư pháp, Toà án không thể quên đi vai trò bảo vệ công lý của mình để giải quyết êm xuôi chỉ bề ngoài, tạo tiền lệ xấu cho những vụ án tranh quyền nuôi con tiếp theo.

Bên cạnh đó Luật HN&GĐ năm 2000 cũng còn tồn tại một số bất cập, một số quy định chưa được giải thích rõ. Do đó, trong quá trình áp dụng pháp

luật tại các Toà án, tình trạng thiếu thống nhất vẫn còn tồn tại. Ví dụ về xác định

thời điểm người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Pháp luật chưa quy định một căn cứ chung nào để dựa vào đó Toà án xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con. Do đó trong trường hợp mà thời điểm bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật không trùng với thời điểm người không trực tiếp nuôi con không cùng sống chung và đóng góp nuôi con với người trực tiếp nuôi con, các Toà án vẫn có những quan điểm rất khác nhau trong việc xác định mốc thời gian nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu. Một số Toà án xác định thời điểm đó bắt đầu từ khi con sống dưới sự trực

tiếp nuôi dưỡng của một người mà người kia không có sự đóng góp nào vào việc nuôi con mặc dù họ có điều kiện. Cách xác định đó đã đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho những người con. Tuy nhiên, một số Toà án lại xác định thời điểm đó là lúc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Anh Trần Quang Tiến và chị Thái Thị Sáng kết hôn với nhau có đăng ký kết hôn tại uỷ ban nhân dân xã Sơn Thành (Yên Thành, Nghệ An) và có hai con chung. Anh Tiến đi làm việc tại Ba Lan. Do trong quá trình làm việc ở nước ngoài anh Tiến không liên lạc với gia đình, không gửi tiền về nuôi con, nên tình cảm vợ chồng nhạt phai. Vì vậy, chị Sáng đã làm đơn kiện xin ly hôn. Tại bản án sơ thẩm số 29 ngày 21/09/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định : Giao hai con chung là cháu Trần Quang Quân (sinh ngày 04/08/1996) và cháu Trần Quang Sỹ (sinh ngày 09/07/1998) cho chị Sáng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho đến khi các cháu thành niên. Buộc anh Tiến phải có trách nhiệm đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi hai con chung cùng chị Sáng mỗi cháu 150.000 đồng /tháng tính từ tháng 10 năm 2006 đến khi các cháu thành niên.

Qua vụ án ly hôn trên chúng ta thấy quyền lợi của các cháu Quân và Sỹ vẫn chưa thực sự được bảo vệ. Anh Tiến đã bỏ bê việc nuôi con cho chị Sáng từ khi anh ra nước ngoài mà không đóng góp một phần vật chất nào để nuôi con. Vì vậy, quyết định buộc anh phải cấp dưỡng tính từ ngày bản án có hiệu lực là chưa thoả đáng.

Mặc dù những tồn tại như trên chỉ chiếm một tỉ lệ ít nhưng để đảm bảo quyền lợi của mọi trẻ có cha mẹ ly hôn, các Toà án cần áp dụng chính xác tinh thần của luật HN&GĐ năm 2000 về việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Quyết định chính xác của Toà án là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để các quyền lợi chính đáng của các em được thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w