Thực trạng mối quan hệ của lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 57 - 59)

III. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam:

4.Thực trạng mối quan hệ của lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam:

Bảng 9. Bảng tập hợp số liệu giai đoạn 2000-2009

Năm Lãi suất cơ bản(%/năm) Tốc độ tăng vốn đầu tư Hệ số ICOR

2000 7.2 _ 4.9 2001 8.0 12.8 5.0 2002 7.2 16.8 5.25 2003 7.5 16.3 5.22 2004 7.5 18.7 4.95 2005 7.8 17.9 4.54 2006 8.25 17.9 4.88 2007 8.25 28.9 4.9 2008 14 22.16 6.66 2009 8 15.3 8

Theo số liệu hai năm 2003 - 2004, ta có thể thấy, hệ số ICOR giảm từ 5.22 xuống 4.95, phản ánh hiệu quả sử dụng biên của vốn tăng lên. Khi hiệu quả sử dụng biên của vốn tăng, tốc độ tăng vốn đầu tư tăng từ mức 16.3% năm 2003 lên 18.7% vào năm 2004, phản ánh tăng trưởng của quy mô vốn đầu tư, tức là I tăng. Ta xét tác động của việc tăng tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư tới lãi suất cho vay, đây là tác động có độ trễ về thời gian, điều đó được thể hiện bằng sự tăng lãi suất cơ bản từ mức 7.5% vào năm 2003 và 2004 lên mức 7.8% vào năm 2005. Tuy vậy, vẫn còn những số liệu thực tế đi ngược lại với lý thuyết, ví dụ trong ba năm 2005, 2006 và 2007, khi mà chỉ số ICOR có xu hướng tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng biên của vốn giảm đi, trong khi đó, quy mô vốn đầu tư lại tăng, thậm chí tăng rất mạnh từ mức tăng vốn đầu tư năm 2006 chỉ là 17.9% lên 28.9% vào năm 2007. Sự tăng trưởng mạnh của quy mô vốn đầu tư, nói cách khác là cầu đầu tư tăng mạnh, đã tác động tới lãi suất, lãi suất cơ bản đã tăng từ mức 7.8% năm 2005 lên 8.3% năm 2007 và vào đầu năm 2008, lãi suất cơ bản đã đạt mức 14%. Có thể thấy năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên lãi suất không ngừng tăng lên mà đỉnh cao là từ tháng 7 đến tháng 10 lãi suất luôn ở mức

14%/ năm. Sau đó nhằm tập chung nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, các biện pháp quan trọng là thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt nên lãi suất lại được hạ xuống cuối năm 2008 và trong năm 2009 chỉ còn vào khoảng 7 hoặc 8% hơn nữa vào năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu và đã hỗ trợ lãi suất vốn vay 4% để thúc đẩy đầu tư. Như ta thấy khi lãi suất tăng cao thì các doanh nghiệp cảm thấy chi phí bỏ ra cho đầu tư lớn họ không muốn đầu tư hoặc cắt giảm đầu tư. Nhưng khi chính phủ hạ lãi suất xuống các doanh nghiệp lại tập chung vay vốn và đầu tư. Tuy nhiên có thể nói việc sử dụng vốn chưa hiệu quả hay lợi nhuận vốn đầu tư chưa cao do chỉ số ICOR của Việt Nam không ngừng tăng lên 6.66 năm 2008 và 8 năm 2009.

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ

VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAMI. Giải pháp về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất. I. Giải pháp về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư (Trang 57 - 59)