II. Các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho
1.1.2. Xây dựng chính sách tiền thưởng hợp lý
Đa dạng hóa các hình thức thưởng: Công ty không nên chỉ chú trọng đến thưởng Tết thôi mà nên chú trọng hơn đến hình thức thưởng đột xuất đối với nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhân viên có thái độ phục vụ tốt được khách hàng khen ngợi, thưởng sáng kiến...Ngoài ra Công ty cần áp dụng mạnh hình thức thưởng theo doanh thu, tạo động lực làm việc cho nhân viên tăng thêm giá trị gia tăng cho tổ chức, đó là hình thức tôn vinh những đóng góp xây dựng của người lao động. Do điều kiện của một doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh phí có hạn thay vì dàn trải nên thưởng cho những nhân viên ưu tú, xuất sắc. Hãy gắn tiền thưởng với thành tích của người lao động tránh tình trạng làm một cách đại trà, ai cũng được thưởng, số tiền thưởng nhỏ sẽ không có ý nghĩa gì. Đặc biệt chú ý đến một hình thức thưởng không tốn kém nhưng lại có tác dụng lớn đó là cấp cho nhân viên những tấm thẻ đeo trước ngực hay một tấm bằng khen về các chức danh như: Người lái xe an toàn, người phụ xe được hành khách yêu mến, nhân viên phục vụ tốt nhất…Để tránh sự hiềm khích, mất đoàn kết thì tiêu chuẩn và chỉ tiêu thưởng phải cụ thể, có phân loại, phân hạng và phải dựa vào kết quả đánh giá của nhiều đối tượng: Khách hàng, đồng nghiệp, người quản lý trực tiếp.
theo các bước sau:
B1: Xác định mục tiêu đánh giá:
-Mục tiêu của Công ty: Người lao động làm việc chăm chỉ hơn có năng suất hiệu quả hơn để đạt được doanh thu , lợi nhuận cao.
-Mục tiêu của phòng ban, tổ đội: Tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua không khí làm việc vui vẻ.
-Mục tiêu của cá nhân: Tích cực làm việc để đạt được hiêu quả công việc từ đó nâng cao thu nhập, được khen thưởng, đề bạt.
B2: Xác định nội dung, chỉ số và tiêu chuẩn: -Kết quả thực hiện công việc:
+Khối lượng công việc
+Tiến độ hoàn thành công việc +Chất lượng hoàn thành công việc -Trình độ của người lao động:
Biết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình. -Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
+ Trung thành, đáng tin cậy
+ Có tinh thần, trách nhiệm đảm bảo công việc được giao hoàn tất một cách hiệu quả, đúng thời hạn, mục tiêu đề ra.
+Động viên và giúp đỡ người khác
-Khả năng học hỏi không ngừng ( Thông qua các khoá học, đào tạo của Công ty và do nhân viên tự học)
+Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình: Bằng cấp mà nhân viên đạt được.
+Mở rộng các lĩnh vực chuyên môn có liên quan B3: Xác định hệ thống đánh giá:
-Chủ thể đánh giá: +Tự bản thân nhân viên.
+ Đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau.
+ Người quản lý bộ phận đánh giá nhân viên của mình: Đội trưởng đội xe, trưởng phòng.
+ Người quản lý cấp trên đánh giá cấp dưới: Trưởng phòng đánh giá tổ trưởng, ban giám đốc đánh giá cấp trưởng phòng…
+Cấp dưới đánh giá cấp trên.
-Phương pháp đánh giá : Định lượng tới mức cao nhất có thể. VD một số chỉ tiêu đánh giá một lái xe:
An toàn giao thông: Không vi phạm được 40 điểm. Căn cứ vào mức phạt của cảnh sát giao thông để trừ điểm. (Bị phạt <= 200 000 trừ 1 điểm, 200 000 - 500 000 trừ 2 điểm…)
Tình trạng xe: Xe bảo quản tốt 30 điểm. Nếu do lỗi của người điều khiển khiến xe bị hỏng hóc thì căn cứ vào tiền sửa chữa, bảo dưỡng phục hồi lại
hiện trạng ban đầu làm căn cứ trừ điểm.( Dưới 500 000đ trừ 1 điểm. từ 500 000đ – 1000 000đ trừ 2 điểm… )
Hao phí nhiên liệu so với định mức: Đúng định mức 20 điểm. Cứ hao phí trong khoảng 0.5l trừ một điểm.
Thời gian xe chạy: Đúng thời gian 10 điểm. Chậm 10 phút so với định mức do lỗi chủ quan trừ 1 điểm…
Với NVPV:
Thái độ phục vụ: 50 điểm. Để hành khách hoặc đồng nghiệp phản ánh về thái độ phục vụ nếu qua xác minh là đúng mỗi lần trừ 5 điểm.
Kê khai doanh thu: 50 điểm. Nếu cố tình trốn tránh doanh thu mỗi một vé trừ 5 điểm…
-Hình thức đánh giá: Công khai tới tất cả mọi người trong tổ chức. B4: Thu thập dữ liệu và giám sát, đo lường xử lý dữ liệu
Đánh giá trình độ: Bằng cấp mà nhân viên đạt được
Đánh giá kỹ năng kết quả thực hiện công việc: Qua các chỉ tiêu doanh thu, giá trị hợp đồng kí kết, xử lý các sự cố…
B5 : Xếp hạng và ra quyết định khen thưởng.