- Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái.
Chương 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
5.1 Giới thiệu
PASCAL là ngôn ngữ lập trình bậc cao của tác giả Niklaus Wirth (giáo sư người Thuỵ sĩ), được công bố vào đầu những năm 1970. Tên PASCAL là để kỉ niệm nhà Toán học người Pháp B. Pascal.
PASCAL là ngôn ngữ lập trình có tính cấu trúc và tính hệ thống: các kiểu dữ liệu đa dạng, các cấu trúc điều khiển chặt chẽ, các cấu trúc khối trong chương trình rõ ràng...
PASCAL là ngôn ngữ lập trình có định kiểu rõ ràng: các đại lượng (biến và hằng) đã được khai báo để sử dụng với kiểu dữ liệu này thì không thể đem dùng lẫn với kiểu khác. PASCAL ban đầu được sáng tác để làm ngôn ngữ dạy học cho những người mới học lập trình. Đặc tính sáng sủa, dễ hiểu, dễ đọc của nó giúp người mới học có thể viết một chương trình máy tính một cách dễ dàng. Sau khi ra đời, do có nhiều ưu điểm, PASCAL đã được nhiều hãng máy tính phát triển và cài đặt cho nhiều hệ thống máy tính, như: ISO PASCAL (PASCAL chuẩn ), ANSI PASCAL v.v. Phổ biến nhất hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới là việc cài đặt TURBO PASCAL cho các hệ thống máy tính. TURBO PASCAL được hãng BORLAND INTERNATIONAL hoàn thiện với các ưu điểm là chương trình viết gọn dịch nhanh, không ngừng được cải tiến đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. TURBO PASCAL đã được phát triển qua các phiên bản ngày càng mở rộng và phức tạp. Việc khai thác sâu các tính năng của từng phiên bản là do khả năng và nhu cầu của người lập trình.
Màn hình TURBO PASCAL 7.0
Dòng 1: là dòng menu chính, trên đó có ghi các mục cơ bản nhất để người sử dụng có thể chọn bằng cách ấn đồng thời Alt+ chữ cái đầu của mục. Ví dụ: Alt+F để mở mục File.
Dòng 2: tên tệp đang làm việc...
Dòng cuối cùng là dòng hướng dẫn, nhắc người sử dụng một số phím chức năng chính.
Phần màn hình rộng ở giữa là phần soạn thảo để ta nhập và chạy chương trình.
Người mới học lập trình nên ghi nhớ ngay các phím chức năng:
F2 ghi tệp đang soạn thảo vào đĩa. Nếu chưa đặt tên sẽ có thông báo để ta gõ tên vào (tên được đặt theo quy định của MS-DOS )
F3 mở tệp mới
Alt+F9 dịch chương trình
Ctrl+F9 dịch và cho chạy chương trình
Alt+X Kết thúc PASCAL trở về hệ điều hành
5.1.1 Những qui định về cách viết biểu thức và chương trìnha) Bộ kí tự : a) Bộ kí tự :
TURBO PASCAL sử dụng bộ chữ viết như sau: - Bộ 26 chữ cái Latinh: A, B, ..., Z ; a, b, ..., z - Bộ các chữ số: 0, 1, ..., 9
- Các kí hiệu Toán học: +, -, * , /, =, <, >, ...
- Dấu gạch nối, dấu chấm, dấu ngoặc và các kí hiệu đặc biệt khác: _ . , ; ? [ ] ( ) $ % ...