Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của công ty cổ

Một phần của tài liệu 55 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10 (Trang 36 - 40)

III- Tình hình Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của công ty cổ

Điểm mạnh:

Công ty cổ phần May 10 đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt hàng may mặc. Các sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú về chủng loại cho nên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Thương hiệu May 10 nổi tiếng ở thị trường trong nước. Các sản phẩm của công ty có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt cho nên rất được khách hàng ưa chuộng. Nhãn hiệu của công ty đã được đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ, không có một sản phẩm nào trên thị trường có thể nhái lại kiểu dáng và chất liệu làm sản phẩm.

- Công ty luôn chú trọng vào đầu tư công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Công nghệ sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu nên đáp ứng được tiêu chuẩn của họ về quản lý chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu các dây chuyền sản xuất của Nhật Bản nâng cao công suất thiết kế các mặt hàng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.

- Đội ngũ thiết kế của công ty là những người được đào tạo bài bản ở các trường đại học chuyên về mỹ thuật và có sự hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ tay nghề. Qua đó, công ty có thể chủ động thiết kế được nhiều mẫu sản phẩm mới, độc đáo và thời trang.

- Đội ngũ công nhân của công ty là những người lành nghề, khéo léo và cần cù nên gây được ấn tượng với các đối tác nước ngoài. Đây là lực lượng lao động chính của công ty nên được công ty lựa chọn và đào tạo bài bản trước khi vào làm cho công ty. Đội ngũ nhân viên trong công ty có thể sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại để làm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt.

- Giá nhân công của công ty tương đối rẻ so với các đối thủ khác. Đa số lực lượng lao động chính trong công ty là phụ nữ, sinh sống tập trung ở các vùng nông thôn.

- Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đây là sự chuẩn bị kỹ càng cho việc gia nhập WTO và đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường may mặc thế giới, trong đó có EU.

- Công ty có quy mô sản xuất lớn với một hệ thống nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề và khéo léo. Vì vậy năng suất lao động hàng năm của công ty khá cao, có khả năng cung ứng sản phẩm cho nhiều đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

- Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường, qua đó có những hiểu biết sâu rộng về những biến động của thị trường và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

- Công ty chưa chủ động về nguồn nguyên vật liệu, chủ yếu là gia công cho đối tác nước ngoài nên công ty phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước này và điều này làm giảm giá trị gia tăng của công ty. Đây cũng là điểm yếu chung của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Những nguyên phụ liệu nhập khẩu mà trong nước cũng sản xuất được thì sẽ bị đánh thuế cao. Hơn nữa việc kiểm soát chất lượng cũng gặp khó khăn hơn do nhà cung ứng ở cách xa so với doanh nghiệp. Để tiếp cận được với các nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường EU thì doanh nghiệp phải tốn kém thêm chi phí, tăng chi phí đầu vào, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh.

- Công ty đã có đội ngũ thiết kế riêng nhưng số lượng còn hạn chế vì vậy công suất thiết kế còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng EU. Các mẫu thiết kế còn tương đối đơn giản, thiếu sáng tạo. Thiết kế là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị của lĩnh vực may mặc xuất khẩu. Các thiết kế của công ty mới chỉ tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước chứ chưa vươn ra thị trường nước ngoài. Có thể nói khả năng cạnh tranh của các mẫu thiết kế của công ty còn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Công ty chủ yếu gia công cho nước ngoài nên chưa đẩy mạnh được công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty chủ yếu được gắn nhãn mác của nước ngoài nên khách hàng chưa biết đó là sản phẩm do May 10 sản xuất.

Cơ hội:

- Tiềm năng thị trường EU rất lớn, đây là khu vực đông dân cư, có thu nhập cao. Trong đó, một số quốc gia chi tiêu cho mặt hàng may mặc hàng năm khá cao như Đức, Pháp, Italia, Anh,…

- Việt Nam và EU có quan hệ hợp tác từ lâu và rất tốt đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và doanh nghiệp May 10 nói chung có điều kiện tiếp cận với thị trường này. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa hai bên được ký kết và có hiệu lực thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU luôn tăng. Trong đó có những mặt hàng chủ lực như giày dép, thủy sản, dệt may,…

- Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. Hiệp định về hàng dệt và may mặc của WTO sau khi hết hiệu lực vào ngày 31/12/2004 thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10. Hàng rào về hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn từ việc giảm thuế hạn ngạch và tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, EU là thành viên của WTO cũng đã xóa bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam vì vậy kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ gia tăng hơn.

Thách thức:

- EU rất coi trọng việc trao đổi nội khối nên khả năng thâm nhập và phân phối hàng hóa của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm ra các giải pháp thâm nhập phù hợp với thị trường đầy tiềm năng này.

- EU áp dụng nhiều biện pháp về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào thị trường EU phải đạt được các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14000, trách nhiệm xã hội SA 8000 và nhiều quy định về nhãn mác, bao bì, đóng gói,… Điều này đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao, phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ và theo tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu công ty không chú ý đến các quy định quan trọng này thì sản phẩm của công ty khó được chấp nhận ở thị trường EU.

- Thị trường EU có sự cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó có nhiều nước rất có thế mạnh về hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Pakistan, Srilanca,...Công ty sẽ phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh đến từ các quốc gia này, các đối thủ này có thể gây ra những áp lực cạnh tranh rất gay gắt, làm giảm khả năng thâm nhập vào thị trường EU của công ty.

Qua nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, công ty có thể xác định một số chiến lược mà công ty có thể áp dụng như sau:

Thứ nhất, chiến lược thâm nhập thị trường EU bằng các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chiến lược này là sự kết hợp giữa điểm mạnh của công ty là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ theo tiêu

chuẩn ISO và cơ hội thị trường EU xóa bỏ hạn ngạch cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Thứ hai, lựa chọn thị trường mục tiêu là các nước nhập khẩu hàng may mặc lớn như Đức, Pháp, Italia để làm bàn đạp xâm nhập sâu vào thị trường rộng lớn của EU. Sau khi chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này thì công ty có thể mở rộng sang các thị trường khác. Sau khi mở rộng thị phần, công ty áp dụng chiến lược tăng trưởng để phát triển bền vững và tạo dựng uy tín với các khách hàng, mở rộng các kênh phân phối.

Thứ ba, chiến lược hợp tác phát triển với các đối tác EU. Thông qua hình thức hợp tác này công ty có thể tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại và trình độ quản lý của các nước châu Âu.

Một phần của tài liệu 55 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w