Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty

Một phần của tài liệu 55 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10 (Trang 30 - 33)

I- Khái quát về công ty cổ phần May 10

1. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty

Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn lại chặng đường phát triển 62 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Năm 2007 cũng là thời điểm mà ngành Dệt may Việt Nam khởi sắc với kết quả xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD mặc

dù ngành vẫn bị áp dụng Luật chống bán phá giá của Bộ thương mại Hoa Kỳ. Công ty cổ phần May 10 cùng gần 100 thành viên khác của Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra, tiếp tục khẳng định bản lĩnh và sự sáng tạo của mình trong điều kiện đổi mới và hội nhập của đất nước. Công ty tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua để giữ vững danh hiệu thương hiệu mạnh ở Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở nước ta thời kì trước và sau hội nhập WTO.

Bảng 1-Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 – 2007

Đơn vị: 1000USD

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ(%)

(1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Tổng DT 464.772 552.985 631.600 481.200 118.98 114.2 76.19 DT xuất khẩu 376.486 488.572 542.648 422.740 129.77 111.07 77.90 DT FOB 260.140 343.423 405.068 346.414 132.01 118 85.52 DT gia công 116.346 145.149 137.400 76.326 124.76 94.66 55.55 DT nội địa 85.608 64.413 89.132 58.460 75.24 138.4 65.56 Lợi nhuận 6.021 13.842 15.830 16.500 172.5 114.36 107.28

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần May 10)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty nhìn chung đều tăng qua các năm. Cụ thể:

Tổng doanh thu trong 4 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau:

o Năm 2005 so với năm 2004 tăng 18,98% tương ứng với mức tăng 88,213 triệu đồng.

o Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,2% tương ứng với 78,615 triệu đồng

o Năm 2007 so với năm 2006 giảm 23,81% tương ứng với 61,448 triệu đồng Tổng doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do doanh thu công ty thực hiện tốt công tác kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong suốt thời gian qua doanh thu xuất khẩu luôn luôn tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2007 các

doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị áp dụng luật chống bán phá giá. Mặc dù vậy kết quả kinh doanh của May 10 vẫn đạt mức khá cao. Doanh thu FOB năm 2007 chỉ đạt 155,143 triệu đồng, giảm 23,81% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm sút là năm 2007 ngành dệt may Việt Nam bị áp dụng quy chế giám sát của Hoa Kỳ nên những tháng đầu năm những đơn hàng của các đối tác nước ngoài với Việt Nam bị giảm đi nhiều so với các cùng kì năm trước. Các đơn hàng của công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng. Các đối tác nước ngoài có e ngại rằng nếu tiếp tục đặt nhiều đơn hàng thì sẽ có nhiều rủi ro vì nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bán phá giá. Đến cuối năm 2007 thì các đơn hàng lại tăng trở lại, có phần tăng gấp đôi so với cùng kì năm trước. Vì vậy, doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn đạt ở mức cao. Chỉ tiêu lợi nhuận và dự phòng vượt 30% so với kế hoạch, chỉ tiêu doanh thu gia công vượt trên 20% so với kế hoạch. Những năm qua công ty có kết quả hoạt động kinh doanh cao như vậy là nhờ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đầu tư vào việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất kinh doanh mới như xí nghiệp sản xuất complê.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua có những mặt thuận lợi và khó khăn. Đó là:

+ Về thuận lợi: Doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ ngành và Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Doanh nghiệp cũng chủ động tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ, EU. Mặt khác công ty cũng phải luôn chú ý tới chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào để không bị rơi vào các vụ kiện chống bán phá giá từ phía các thị truờng lớn này.

+ Về khó khăn: thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn ngành dệt may nước ta đều trải qua thời kì khó khăn. Đó là tình hình các doanh nghiệp dệt may luôn luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chi phí để theo đuổi các vụ kiện khá lớn và khả năng thắng được các vụ kiện đó là rất ít. Điều này làm thiệt hại lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty vào thời kì trước năm 2006. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp dệt may tránh bị áp đặt hạn ngạch tuy nhiên phía Mỹ lại

đưa ra cơ chế giám sát đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. Vì vậy, những tháng đầu tiên năm 2007, thời điểm nước ta mới vào WTO các đơn đặt hàng từ Hoa Kì và EU đều giảm một cách đáng kể. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty cổ phần May 10 vẫn tiếp tục sản xuất với công suất cao. Các phòng, ban, xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đề ra là tăng 15 – 20% doanh thu, giảm 10 – 15% chi phí. Do đó doanh thu thự hiện của công ty năm 2007 đạt 490 tỷ tăng so với kế hoạch 15 tỷ, lợi nhuận thực hiện đạt 16,5 tỷ tăng 0,5 tỷ so với kế hoạch, thu nhập người lao động là 1.750.000 đồng tăng 200.000đồng so với kế hoạch.Chi phí tăng 8,5 tỷ với năm 2006. Phòng tài chính kế toán cũng đã tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty, làm lợi 1,5 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu 55 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w