Kết quả TNSP.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học vật lý (Trang 46 - 52)

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi tiến hành dự giờ và yêu cầu HS thuộc đối tượng trên làm bài kiểm tra 15 phút (trắc nghiệm khách quan) sau tiết học. Các câu hỏi trong đề kiểm tra đều có bốn phương án để lựa chọn, không có câu hỏi nào giống hệt câu hỏi trong SGK và sách bài tập. Đề bài được in sẵn và phát cho mỗi HS một đề, các em ngồi gần nhau làm bài với đề khác nhau bằng cách chuyển đề gốc ( đảo thứ tự các câu hỏi và các phương án trả lời trong mỗi câu hỏi).

Nội dung đề kiểm tra:

Câu 1: Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: A. Tia khúc xạ luôn đi là là mặt phân cách.

B. Tia khúc xạ có phương trùng với pháp tuyến tại điểm tới.

C. Tia sáng bị phản xạ toàn bộ tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 2: Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2, điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

A. n21 > 1, i ≥ igh C. n21 <1, i ≤ igh

B. n21 > 1, i ≤ igh D. n21 < 1 , i ≥ igh

Câu 3: Chọn kết luận sai.

A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ.

D. Khi có phản xạ toàn phần thì cường độ sáng của chùm tia phản xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tia tới.

Câu 4: Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì:

A. Mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. B. Chỉ có một phần nhỏ của chùm tia tới bị khúc xạ.

C. Tia phản xạ rất sáng còn tia khúc xạ rất mờ. D. Toàn bộ chùm sáng tới bị giữ lại ở mặt phản xạ.

Câu 5: Chiếu một chùm sáng hẹp từ môi trường có chiết suất n ra không khí với góc tới i thì:

A. Luôn có tia khúc xạ.

B. Chỉ có tia khúc xạ khi sini 1 n

> . C. Chỉ có tia khúc xạ khi sini 1

n

<

D. Chỉ có phản xạ toàn phần khi sini 1 n

< . Câu 6: Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi: A. Ánh sáng truyền từ không khí vào nước. B. Ánh sáng thủy tinh ra không khí.

C. Ánh sáng truyền vào môi trường chiết quang hơn. D. Ánh sáng truyền từ nước ( n1 = 4

3) vào thủy tinh ( n2 = 1,5)

Câu 7: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 vào môi trường có chiết suất n2 và n2 < n1, góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi công thức:

A. sinigh = 2 1 n n C. igh = 2 1 n n B. sinigh = 1 2 n n D. igh = 1 2 n n

Câu 8: Có ba môi trường trong suốt có chiết suất lần lượt là n1, n2, n3

(n1>n2, n1 > n3 ).Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) sang môi trường (2) góc giới hạn phản xạ toàn phần là 30o, truyền từ môi trường (1) vào môi trường (3) góc giới hạn phản xạ toàn phần là 45o. Góc giới hạn phản xạ toàn phần (tính tròn số) khi tia sáng truyền từ môi trường (3) sang môi trường (2) là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. 30o C. 60o

B. 45o D. Không xảy ra phản xạ toàn phần. Câu 9: Chọn câu đúng về sự phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa thủy tinh có chiết suất 1

32 2

n = và nước có chiết suất 2 4 3

n = .

A. Phản xạ toàn phần xảy ra khi các tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách với góc tới i > igh ( 2

1

sinigh n n

= )

B. Phản xạ toàn phần xảy ra khi các tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với góc tới i > igh ( 2

1

sinigh n n

= )

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi các tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách với góc tới i > igh ( 1

2

sinigh n n

= )

D. Phản xạ toàn phần xảy ra khi mọi tia sáng đi từ thủy tinh đến mặt phân cách.

Câu 10: Chùm sáng hẹp chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường (1) và (2). Kí hiệu v1, v2 là vận tốc truyền ánh sáng trong hai môi trường đó và v1<v2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định theo công thức:

A. 1 2 sinigh v v = C. 1 2 tanigh v v = B. 2 1 sinigh v v = D. 2 1 tanigh v v =

Kết quả TNSP được thống kê trong bảng dưới đây:

Điểm Nhóm HS đối chứng (81 HS) Nhóm HS thực nghiệm (86 HS) 0 0 0 1 0 0 2 3 0 3 8 0 4 10 3 5 22 16 6 11 22 7 23 33 8 3 11 9 1 1 10 0 0 Điểm trung bình 5,43 6,42 3.5. Phân tích kết quả TNSP.

Qua dự giờ tiết học NCTLM (bài 27: “Phản xạ toàn phần”) và tiết bài tập liên quan, chúng tôi nhận thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Trong tiết học NCTLM, HS ở lớp thực nghiệm tỏ ra tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh KTM so với HS lớp đối chứng. Các em tiếp nhận và giải quyết vấn đề nhanh hơn, số lượng HS xung phong trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhiều hơn. Kết thúc mỗi

phần học, bài học, phần lớn HS ở lớp thực nghiệm có thể nhắc lại đúng nội hàm kiến thức mà không cần nhìn sách, vở hay GV nhắc (như nhắc lại định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần, công thức xác định góc giới hạn, điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần,…); có thể vận dụng kiến thức để giải một số bài tập đơn giản. Trong khi đó, ở lớp đối chứng còn nhiều em chưa nắm được bài trên lớp (không nhắc lại được các kiến thức vừa học), việc giải các bài tập vận dụng cuối giờ mất nhiều thời gian hơn.

Kết quả bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm HS cũng phản ánh phần nào chất lượng nắm vững kiến thức của các em. Không chỉ điểm trung bình của nhóm HS thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm HS đối chứng mà tỉ lệ các em đạt điểm cao cũng nhiều hơn so với lớp đối chứng.

Tóm lại, các kết quả thu được trong TNSP về căn bản đã bước đầu xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:

1) Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về BTVL: quan niệm về BTVL, tác dụng của BTVL, phân loại BTVL, sử dụng BTVL trong các loại bài học, hướng dẫn HS tìm kiếm lời giải BTVL nhằm hình thành KTM.

2) Điều tra thực trạng dạy học BTVL của GV và HS ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Khoái Châu (Ban Cơ bản, Khoa học xã hội và nhân văn) trong một số tiết học NCTLM.

3) Lựa chọn và xác định mục tiêu dạy học 5 tiết học có thể dùng BTVL để hình thành KTM cho HS: Lực đàn hồi; Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng; Định luật Ôm đối với toàn mạch; Lực Lorenxơ; Phản xạ toàn phần. 4) Xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống BTVL nhằm hình thành KTM trong các tiết học kể trên góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5) Tiến hành TNSP tại lớp 11A8 (36 HS) và lớp 11D (50 HS) ở trường THPT Khoái Châu (Hưng Yên) nhằm nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập và cách thức hướng dẫn HS giải chúng trong một số tiết học NCTLM nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Kết quả bước đầu đã xác nhận hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong hình thành KTM cho HS so với phương pháp dạy học cũ (HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động).

Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra nhận định: Với việc xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM một cách hợp lí, coi trọng việc hướng dẫn HS tích cực, tự lực hoạt động tư duy trong quá trình giải bài tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đặc biệt, việc làm đó sẽ phát huy được khả năng tích cực tìm tòi, sáng tạo và làm việc tự lực của HS.

Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành TNSP được một bài học: “ Phản xạ toàn phần” [3,tr 168 – 173] và chỉ ở một trường THPT. Trong thời gian tới, với cương vị là một GV trường THPT, chúng tôi sẽ tiến hành TNSP với những bài học còn lại tại các trường THPT khác nhau để đánh giá khái quát tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM đã soạn thảo cũng như cách thức hướng dẫn HS giải chúng trong một số tiết học NCTLM nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó, nghiên cứu để xây dựng hệ thống bài tập và đề ra cách hướng dẫn HS giải hệ thống bài tập hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tế dạy học hiện nay. Đề tài này sẽ được tiếp tục mở rộng cho các tiết học NCTLM khác của giáo trình vật lí phổ thông.

Quá trình nghiên cứu đề tài cũng cho phép chúng tôi nêu ra một vài kiến nghị:

1) Để nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức môn vật lí và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS cần đặc biệt chú ý tới vấn đề xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM cho HS trong các tiết học NCTLM và đề ra cách sử dụng chúng trong các tiết học đó.

2) Cần soạn thảo những tài liệu hướng dẫn GV sử dụng bài tập trong mỗi tiết học và quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành KTM bằng giải BTVL.

Một phần của tài liệu Hình thành một số kiến thức mới bằng giải bài tập trong dạy học vật lý (Trang 46 - 52)