Một số biện pháp nhằm phát triển nhà ở trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ppt (Trang 27 - 31)

III. Quan điểm, mục tiêu, định hướng,biện pháp phát triển nhà ở Hà Nội trong những năm tới:

4. Một số biện pháp nhằm phát triển nhà ở trong thời gian tới:

1. Trước hết thành phố cần có định hướng về phát triển nhà ở của mình phù hợp với tình hình cụ thể .Kết hợp phát triển nhanh và đa dạng nhà ở mới với việc tạo

nâng cấp nhà ở hiện có.Thay đổi tư duy trong thiết kế kiến trúc,trong bố trí không gian đối với nhà ở đô thị để đạt được những yêu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng về căn hộ khang trang, ngôi nhà đẹp đẽ.

2. Cần hình thành nhiều trung tâm đô thị vệ tinh vừa và nhỏ, phân bố hợp lí .Đẩy mạnh các dự án phát triển nhà ở để từng bước giảm mật độ dân cư quá đông hiện nay ở một số các đô thị lớn .Huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển nhà ở.

3. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nhà ở tại các địa bàn có vị trí quan trọng.Quản lí và giám sát chặt chẽ việc phát triển nhà ở ven quốc lộ để không cản trở giao thông hiện tại và trong tương lai.

4. Sớm chỉ đạo và tổ chức thực thi các dự án phát triển nhà ở tại các khu vực là cửa ngõ của thủ đô để tạo nên những khu nhà ở khang trang, hấp dẫn người dân mua và sử dụng.

5. Nhà ở đô thị không thể tách biệt rạch ròi ra khỏi các khu vực buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, công sở, văn hoá . Sự đan xen giữa nhà ở và các khu chức năng khác là tính tất yếu .Chính vì vậy mà yêu cầu qui hoạch chi tiết các khu dân cư có tầm quan trọng đặc biệt,cần được chú ý thoả đáng để khắc phục tình trạng tự phát phổ biến trong xây dựng nhà hiện nay. “Phát triển nhà ở theo dự án là phương hướng tối ưu bảo đảm tính bền vững của vấn đề chỗ ở tại các đô thị; là cốt lõi của phát triển đô thị theo qui hoạch”.Cũng cần nhấn mạnh rằng người dân không ngồi chờ qui hoạch vì vậy cần sớm giải quyết qui hoạch các khu dân cư để hướng dẫn và quản lí việc xây dựng nhà ở của nhân dân.

6. Việc phát triển nhà ở phải được tính toán trên các nhu cầu: chỗ ở cho số dân chưa có nhà , dân số tăng tự nhiên và cơ học; các hộ đang ở quá chật; chỗ ở cho người nước ngoài đến nước ta đầu tư kinh doanh. Cần quan tâm đến nhà ở của các gia đình trẻ, tạo điều kiện để họ bước vào đời một cách tự chủ, đồng thời ngay từ buổi đầu cũng khuyến khích họ tiết kiệm chi dùng để có nhà ở.

Phần III - kết luận:

Là thành phố lớn có quĩ nhà lớn thứ hai trong cả nước ( khoảng 12 triệu m2 trong tổng số 81 triệu m 2 nhà ở toàn quốc ) nhưng hiện nay Hà Nội vẫn đang trong tình trạng thiếu nhà ở nghiêm trọng , nhất là đối với người nghèo , người có thu nhập thấp. Cùng với việc đô thị hoá nhanh là việc dân cư tự do ồ ạt kéo về thành phố trong khi tỉ lệ tăng dân số của Hà Nội còn cao nên bình quân nhà ở giảm từ 6,5 m 2/ người (1955) xuống chỉ còn 5m 2/ người (1996) . Cho đến nay, phần lớn các khu nhà ở của Hà Nội không được xây dựng đồng bộ, hạ tầng kĩ thuật chắp vá, chất lượng nhà ở bị xuống cấp do không được duy tu, sửa chữa thường xuyên. Đồng thời , mô hình phát triển nhà ở thực hiện riêng lẻ , tự phát không theo dự án dẫn tới tình trạng lộn xộn trong xây dựng, việc cải tạo nhà ở không đảm bảo qui hoạch, kiến trúc đô thị , tạo rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí..

Bên cạnh những vấn đề tồn tại trên, trong những năm vừa qua tình hình phát triển nhà ở Hà Nội cũng có nhiều nét khả quan như: đã đáp ứng được một số lượng lớn nhu cầu về nhà ở của đa số người dân , lĩnh vực nhà ở đã được Nhà nước quan tâm và đầu tư đặc biệt là trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo...

Từ việc xem xét , đánh giá quá trình phát triển nhà ở trong gần một thế kỉ qua , Hà Nội cần rút ra những kinh nghiệm cả trong lí luận và thực tiễn về vấn đề nhà ở thể hiện ở các chính sách phát triển nhà ở đúng đắn, phù hợp với đường lối, chủ trương, định hướng phát triển chung của đất nước; ở cách thức quản lí và tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước về đất đai và nhà ở ở tất cả các cấp; ở sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng có liên quan như địa chính, xây dựng, đầu tư , ... và đặc biệt là sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và nhà ở. Có tiến hành nhanh chóng những nhiệm vụ trên thì các

chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở mới đi vào cuộc sống và có hiệu quả và lĩnh vực nhà ở sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Mục lục

Trang

Phần I: Lời mở đầu 1

Phần II: Nội dung 2

I. Tổng quan về nhà ở đô thị 2

1. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở 2

2. Tiêu chuẩn nhà ở 3

3. Phân loại nhà ở 5

4. Vai trò nhà ở 6

5. Xu hướng phát triển nhà ở đô thị 8

II. Thực trạng nhà ở Hà Nội 11

1. Môi trường lịch sử và điều kiện nhà ở tại khu vực 36 phô phường 11 2. Khu vực "khu phố Pháp" 13 3. Tình hình phát triển hoạt động xây dựng các khu ở trước thời kỳ đổi mới (1986)

đề án môn chuyên ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ppt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)