III. Quan điểm, mục tiêu, định hướng,biện pháp phát triển nhà ở Hà Nội trong những năm tới:
3. Định hướng phát triển:
Cần có định hướng về phát triển nhà ở phù hợp với tình hình cụ thể thông qua việc kết hợp phát triển nhanh và đa dạng nhà ở với cải tao, nâng cấp nhà ở hiện có. Thay đổi tư duy trong thiết kế kiến trúc, trong bố trí không gian để đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng về một căn hộ kinh tế đầy đủ.
Việc chia lô đất, xây dựng nhà thấp tầng có nhiều ưu việt về mặt tự quản lí đầu tư, phát triển thuận lợi, bảo đảm sự tự do của từng hộ, phù hợp với nguyện vọng của hầu hết mọi người. Nhưng hoàn cảnh dân số đông, đất đai nông nghiệp hạn hẹp, nếu với đà này thì chẳng bao lâu nữa đất canh tác sẽ mất dần. Vì vậy cần phải nhanh chóng xem xét việc xây dựng nhiều nhà ở thấp tầng, đồng thời tiến hành thiết kế nhiều khu ở cao tầng để tiết kiệm đất đai.
Những bế tắc của các khu nhà ở cao tầng đã xây dựng như Kim Liên, Thành Công, Mai Hương, Giảng Võ... cần được khắc phục về các mặt như diện tích sử dụng hạn hẹp, tiện nghi khu phụ kém, điện nước hỏng hóc, xử lí nơi để xe đạp, xe máy, nhiên liệu đun nấu, chỗ phơi quần áo chưa thuận tiện, sự thiếu thốn chỗ nghỉ cuae người lớn, chỗ chơi của trẻ em, an ninh trật tự xã hội chưa an toàn...
Cần có sự đan xen giữa nhà ở và các khu chức năng.
Tổ chức tốt việc đăng kí nhà ở, đất ở, phân loại để thực hiện việc cấp GCN theo NĐ60/CP (5/7/1994).
Triển khai chính sách bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo NĐ61/CP cho người đang thuê để họ mua nhà và từ đó chủ động sửa chữa, nâng cấp nhà ở của mình.
Đối với các dự án phát triển nhà ở cần huy động vốn lớn, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách ưu tiên giảm giá thành bằng việc giao đất hoặc cho thuê đối với các công ty kinh doanh nhà; có chính sách thu tiền sử dụng đất hợp lí cho các dự án phát triển nhà ở cho người nghèo; kiện toàn hệ thống quản lí nhà ở từ Trung ương đến địa phương.
Việc phát triển nhà ở cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái để hướng tới sự phát triển bền vững.