15 Tổng lợi nhuận phân phố
2.4.1.2. Các chỉ tiêu về doanh lợ
a. Doanh lợi vốn kinh doanh
* Sức sinh lời trên tổng tài sản (R.O.A)
∑
= M
Trong đó:
M: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
∑TS : Tổng tài sản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản của đơn vị tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ kinh doanh.
Bảng 2.10 : Hệ số doanh lợi của tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận (triệu đồng) 34.224,31 25.280,15 30.816,28 Tổng tài sản (triệu đồng) 303.813,84 514.738,19 623.451,917 Hệ số doanh lợi của
tổng tài sản (ROA) 0.11264895 0.049112637 0.04942848
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008 thì hệ số doanh lợi trên tổng tài sản là cao nhất điều này cho thấy năm 2008 Công ty sử dụng tài sản có hiệu quả nhất. Với số Tổng tài sản thấp nhất trong toàn thời kỳ nhưng năm 2008 Công ty đã tạo ra mức lợi nhuận cao hơn các năm khác. Năm 2009 hệ số này giảm xuống là do tổng tài sản của doanh nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2008 mà lợi nhuận lại thấp hơn năm 2008. Nguyên nhân là năm 2009 Công ty đã tiến hành mua sắm tàu biển với giá trị tài sản lớn và mới được đưa vào khai thác nên hiệu quả đạt được chưa cao chỉ đạt 0.0491. Năm 2010, đã có dấu hiệu phục hồi, sức sinh lời của tài sản bắt đầu được nâng lên thể hiện ở mức lợi nhuận tăng lên do kinh doanh vận tải biển mang lại.
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (R.O.E)
CSH
VM M ROE=
Trong đó:
M: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
CSH
V : Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Bảng 2.11: Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận (triệu đồng) 34.224,31 25.280,15 30.816,28 Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 129.955,53 144.118,68 338.572,731 Hệ số doanh lợi của 0.26335401 0.175412028 0.0962182
vốn chủ sở hữu (ROE)
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Khác với chỉ tiêu doanh lợi của tổng tài sản , hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 vẫn là cao nhất nhưng năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lại thấp nhất. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần qua các năm.
Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là: 14.163,2 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại giảm 8.994,16 triệu đồng, đã làm cho hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm 0,26335 - 0,175412 = 0.08794
Năm 2010 mặc dù lợi nhuận tăng lên 5.536,13 triệu đồng nhưng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh tăng lên tận 194.454,1 triệu đồng. Tốc độ tăng của nguồn vốn nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Do vậy, đã làm cho doanh lợi trên vốn sở hữu của Công ty giảm xuống là:0,0910 - 0,1754 = 0,08439
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn tự có của Công ty đã giảm từ năm 2008 đến năm 2010. Vậy hiệu quả sử dụng vốn tự có của Công ty năm 2010 là kém nhất, Công ty đã không giữ được mức tăng hiệu quả tốt, thể hiện ở con số năm 2010.
Như vậy, qua xét chỉ tiêu về mức kinh doanh ta thấy trong những năm qua tình trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty bên cạnh những thành quả đạt được thì ta đánh giá vẫn chưa thực sự có hiệu quả cao, Công ty chưa có được biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn được tốt, để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
b. Doanh lợi trên doanh thu (R.O.S)
MTR TR ROS =
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. M: Tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 2.12 : Hệ số doanh lợi của doanh thu
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận (triệu đồng) 34.224,31 25.280,15 30.816,28 Tổng doanh thu từ hoạt động kinh
Hệ số doanh lợi của
doanh thu (ROS) 0.029633626 0.018936441 0.01310663
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Qua bảng trên cho ta thấy doanh lợi doanh thu của Tổng Công ty có xu hướng giảm đi. Năm 2010 doanh lợi doanh thu giảm thấp nhất đạt 0,013 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,013 đồng lợi nhuận. Doanh lợi doanh thu năm 2008 đạt cao nhất là 0,029 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,029 đồng lợi nhuận.
- Năm 2009 so với năm 2008, hệ số doanh lợi của doanh thu giảm: 0107 . 0 0296 . 0 0189 . 0 − =
Do ảnh hưởng của : Doanh thu tăng lên 180.085,38 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại giảm đi 8.944,16 triệu đồng đã ảnh hưởng và làm giảm hệ số doanh lợi của Công ty.
- Năm 2009 so với năm 2010, hệ số doanh lợi của doanh thu giảm: Do ảnh hưởng của:
+ Doanh thu tăng lên 1.016.197,9 triệu đồng và lợi nhuận cũng tăng lên 5.536,13 triệu đồng nhưng hệ số doanh lợi của doanh thu lại giảm là do khoản mục về chi phí cũng tăng cao.Mức doanh lợi của doanh thu thay đổi như vậy phản ánh tình trạng doanh thu tăng nhưng không tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên phải thấy được rằng doanh lợi doanh thu năm 2009 cao hơn so với năm 2010 không phải là do sản lượng sản xuất kinh doanh tăng lên mà trái lại còn kém hơn so với năm 2010. Như vậy qua xem xét các năm ta thấy rằng việc doanh lợi doanh thu tăng lên không phụ thuộc vào việc sản lượng có tăng lên hay không. Điều này phản ánh một thực tế là doanh thu chịu tác động nhiều của giá cả và doanh thu từ các hoạt động và kinh doanh khác. Các đơn vị thuộc Công ty đã cho thấy sự năng động của mình trong cơ chế mở ngày nay là không chỉ bị lệ thuộc, bị động vào việc sản xuất kinh doanh than và các vật tư vật liệu mà đã có sự tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác để bổ trợ thúc đẩy cho ngành kinh doanh chính của mình.
c. Sức sinh lời của Cổ phiếu (EPS)
th
CPM M EPS =
EPS: Sức sinh lời của cổ phiếu M: Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh Công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi bán được một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Bảng 2.13 : Sức sinh lợi của Cổ phiếu phổ thông
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận (triệu đồng) 34.224,31 25.280,15 30.816,28 + Các khoản điều chỉnh tăng
+ Các khoản điều chỉnh giảm 4.265,231 3.826,501 Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở
hữu cổ phiếu phổ thông (tr.đồng)
29.959,079 25.280,15 26.989,779 Cổ phiếu phổ thông đang lưu
hành bình quân trong kỳ (nghìn) 6536 7496 10747 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 4.5837 3.375 2.511
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, lãi cơ bản trên cổ phiếu của Công ty giảm dần qua các năm nhưng lượng cổ phiếu lưu hành tăng nhanh trong 3 năm qua. Năm 2008 cứ một cổ phiếu mua vào thì Cổ đông của Công ty được lãi 4.5837 đồng/cổ phiếu. Năm 2009 cổ phiếu sinh lời là 3.375 đồng/cổ phiếu và năm 2010 giảm xuống còn 2.511 đồng/cổ phiếu. Khi cổ phiếu phát hành càng nhiều thì lợi nhuận phân bổ cho một cổ phiếu giảm đi điều này là hợp lý vì tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của số lượng cổ phiếu phát hành.
Mức tăng hay giảm về lợi nhuận trên cổ phiếu không thể phản ánh được thực trạng sản xuất kinh doanh tổng quát mà chỉ cho thấy được khả năng sinh lời của Cổ phiếu để từ đó tính toán các chiến lược đầu tư vào Công ty một cách hợp lý nhằm thu được lợi nhuận. CTCP Vật tư vận tải Xi măng được chuyển đổi từ Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần vào năm 2006 và niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2007. Do đó, cổ phiếu là một lĩnh vực mới và đang là lĩnh vực rất được quan tâm của toàn thể Công ty.