• Chính sách về khai thác khả năng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam:
- Thực hiện đa dạng hóa các đối tượng chuyển giao công nghệ; mở rộng quan hệ với nhiều nước, nhiều hãng, nhiều công ty, nhiều trình độ và nhiều hướng phát triển công nghệ.
- Thực hiện đa dạng hóa các luồng chuyển giao công nghệ: nhập cư chuyên gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài.
- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình chuyển giao công nghệ.
- Thực hiện đa dạng hóa các nội dung và phương thức chuyển giao công nghệ. • Nâng cao khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ:
- Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với việc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam.
- Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, góp phần quan trọng đẩy nhanh chuyển giao công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới.
- Tăng cường công tác tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới.
- Lựa chọn tính chất “phù hợp” của công nghệ chuyển giao vào Việt Nam.
- Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để giữa các địa phương phối hợp và tiến hành cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các nguồn chuyển giao công nghệ. • Đổi mới hệ thống chính sách về đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đối với cán bộ khoa học: đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực khoa học, chính sách tiền lương và thu nhập đối với cán bộ nghiên cứu khoa học, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tăng tính đồng bộ của các biện pháp, chính sách đã ban hành, nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở khoa học và công nghệ của Nhà nước về các vấn đề tổ chức, bố trí lao động và tiền lương, điều chỉnh sự mất cân đối giữa các yếu tố của tiềm lực khoa học và công nghệ. - Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ: đổi mới trong
việc huy động nguồn tài chính; đổi mới trong việc phân bổ và sử dụng nguồn tài chính.
- Đổi mới cơ chế quản lý, đánh giá hệ thống cơ quan khoa học và công nghệ cũng như các đề tài nghiên cứu và phát triển: nâng cao trình độ người quản lý khoa học và công nghệ, quản lý chặt chẽ các chương trình đề tài, dự án; chống bao cấp trong hoạt động khoa học và công nghệ; gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất; đánh giá một cách công khai, khoa học hiệu quả đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.