Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 77)

- Các quy định về xây dựng danh mục vận động ODA trong thời gian qua chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi quy mô cung cấp ODA còn ở mức khiêm tốn, khả năng xây

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảnlý và sử dụng nguồn vốn ODA

2.8. Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA.

Đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng cán bộ quản lý, điều phối và sử dụng ODA là một biện pháp quan trọng nhằm hoàn thiện công tác điều phối, quản lý và sử dụng ODA hiện nay. Cần phải có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng ở tất cả các cấp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ODA.Các cán bộ quản lý ODA phải có kiến thức đầy đủ về các mặt:

- Các loại hình viện trợ có thể vận động và các chi phí có liên quan để hấp thụ viện trợ.

- Chính sách và lợi ích của các nhà tài trợ.

- Chu kỳ dự án, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng như trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở từng giai đoạn của chu kỳ dự án.

- Các kiến thức về kinh tế thị trường, phương pháp phân tích chính sách kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.

- Những kiến thức cơ bản về ngoại giao, luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ... Công tác điều phối bố trí cán bộ tham gia quản lý dự án ODA cũng cần phải xem xét lại.Việc bố trí lựa chọn các chuyên gia có trình độ để quản lý cho dự án là một yếu tố có tính chất quyết định cho thành công của dự án.Cán bộ được bố trí và các ban quản lý dự án phải đảm bảo là những người có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy đủ để điều phối và quản lý dự án.Trong quá trình thực hiện dự án, không nên thay thế nửa chừng các cán bộ chủ chốt của dự án, nhất là người quản lý điều hành,vì làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng mất tính liên tục của dự án, đứt đoạn cho công tác thực thi dự án đúng tiến độ.

Các cán bộ tham gia quản lý dự án cũng nên không ngừng học hỏi và tự đào tạo lại mình, bắt kịp nhu cầu chung của thời đại cũng như đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.Trong công tác đào tạo và bố trí cán bộ,cần chú trọng hơn nữa tới việc đào tạo các cán bộ cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay chính phủ đã thực hiện phân cấp quản lý các tỉnh,thành phố được tiến hành phê duyệt một số loại dự án ODA tùy thuộc vào nội dung và quy mô của dự án.Việc tăng cường công tác đào tạo và bố trí cán bộ ở các tỉnh, thành phố sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho công tác quản lý và sử dụng ODA ở các dự án loại này có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thu hút và triển khai thực hiện dự án, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn có một số tồn tại, vướng mắc cần được cải tiến về chính sách, khung thể chế, vốn đối ứng trong nước và đôi khi là sự không thống nhất giữa chính phủ và các nhà tài trợ.Nguồn vốn ODA mà Việt Nam tiếp nhận hiện nay chủ yếu là từ châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương, lượng vốn từ châu Mỹ còn rất ít.Do vậy,giải quyết được các tồn tại trên nhằm cải thiện môi trường đầu tư và khai thông thêm các nguồn vốn ODA mới là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian sắp tới.Trong quá trình quản lý và sử dụng ODA, Chính phủ cần luôn luôn phát huy vai trò làm chủ của mình,các nhà tài trợ chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một phương hướng chiến lược trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hóa đất nước ta.Phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực trong sử dụng nguồn vốn này là đòi hỏi bức xúc trong giai đoạn mới.

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-mot-so-giai-phap-nham-tang-cuong-cong- tac-quan-ly-va-su-dung-nguon-ho-tro-phat-trien-chinh.640211.html

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w