Kinh nghiệm quảnlý và sửdụng ODA rút ra được từ một số nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 67 - 69)

- Các quy định về xây dựng danh mục vận động ODA trong thời gian qua chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi quy mô cung cấp ODA còn ở mức khiêm tốn, khả năng xây

1. Kinh nghiệm quảnlý và sửdụng ODA rút ra được từ một số nước.

Lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh rất rõ rằng vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia . Vốn đầu tư bao gồm: vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài (ODA, FDI) và các khoản tín dụng nhập khẩu. Đối với các nước nghèo, thu nhập thấp, khả năng tích luỹ nguồn vốn từ trong nước rất hạn chế thì nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng .

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và sử dụngODA của một số nước, ta thấy nổi lên các vấn đề đáng chú ý sau :

1.1. Xác định chiến lược sử dụng ODA.

Xác định chiến lược sử dụng ODA là yêu cầu đầu tiên của công tác quản lý ODA. Việc xác định chiến lược sử dụng ODA đúng mục đích và không dẫn đến gánh nặng nợ nần cho các nước nhậntài trợ .Nhưng một số nước không quan tâm đến vấn đề này, khi nguồn viện trợ ODA ngày càng tăng thì việc lãng phí đầu tư tràn lan cũng có xu hướng ngày càng tăng, nhất là giai đoạn đầu của vốn vay, khi nghĩa vụ trả nợ gốc còn ẩn dấu sau thời gian ấn hạn . Họ đã không cân nhắc đến nhu cầu thực tế, đến khả năng hấp thụ ODA, khả năng trả nợ của đất nước mà đã xác định những dự án thiếu căn cứ khoa học và luận chứng kỹ thuật chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng phiêu lưu trong sử dụng vốn .Vì thế điếu quan trọng trước hết đối với một số nước tiếp nhận ODA là cần xác định rõ chiến lược sử dụng ODA sao cho vừa phù hợp với tôn chỉ mục tiêu của nước viện trợ,vừa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm

phát huy thế mạnh,tiềm năng vốn có của đất nước ở từng giai đoạn phát triển.Một chiến lược ODA đúng đắn phải bao gồm các yếu tố sau:

Một là : Nắm được nguyên tắc , bản chất và điều kiện cấp viện trợ của các cấp viện trợ

Hai là : Xác định lĩnh vực ưu tiên

Ba là : Qui định mức vay và trả nợ hàng năm

Bốn là : Chuẩn bị tốt cho dự án xin viện trợ

1.2. Vai trò quản lý của Nhà Nước.

Thực tế cho thấy hiệu quả của viện trợ phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách và thể chế của các nước nhận viện trợ. Với các nước quản lý kinh tế tốt, viện trợ sẽ làm tăng đầu tư tư nhân,thúc đẩy tăng trưởng , đẩy nhanh quá trình giảm đói nghèo.Như vậy là có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa trình độ quản lý của Nhà nước với tác động của viện trợ.Những vấn đề được đa số các nước quan tâm đến là:

- Tính chất bộ máy : Hầu hết ở các nước hàng năm tiếp nhận lượng ODA lớn đều có bộ máy có tính chất riêng đảm bảo thống nhất việc quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả.Việc tập trung quản lý ODA cũng cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các bộ,ban, ngành,địa phương theo sự phân công trách nhiệm nhằm phát huy được tính hiệu lực của tổ chức.

- Việc sử dụng ODA phải tuân thủ những nguyên tắc và những tiến trình cụ thể được qui định trong các bản pháp luật.Ngoài ra cần phải kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu và đánh giá tổng hợp của các nguồn vốn ODA.Với những điều trên,học tập những kinh nghiệm của các nước sẽ giúp Việt Nam sớm đi đến thành công hơn.

1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Kinh nghiệm của thế giới cũng như thực tế quản lý nguồn tài chính nước ngoài của nước ta trong những năm qua đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm.

Một là,ODA gắn liền với các điều kiện chính trị , ngoại trừ một số khoản có tính chất cứu trợ khẩn cấp,viện trợ của nước ngoài nhìn chung có thể được coi là "đầu ra" của một chính sách đối ngoại và việc thực hiện những mục tiêu của chính sách đối ngoại.Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại khôn khéo, các nước tiếp nhận viện trợ vẫn có thể đa phương hoá quan hệ hỗ trợ phát triển của mình , sử dụng có hiệu quả các nguồn ODA phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập,tự chủ của đất nước.

Hai là, phải coi trọng hiệu quả sử dụng ODA hơn là số lượng ODA được sử dụng . Với lượng ODA không đổi,tổng lợi ích sẽ cao hơn.Coi trọng hiệu quả hơn số lượng còn tránh cho nền kinh tế nguy cơ chịu đựng gánh nặng nợ nần nước ngoài.

Ba là , tính chủ động của bên nhận viện trợ là yếu tố có tính chất quyết định đến thành công của việc sử dụng vốn ODA.

Bốn là , vốn ODA là quan trọng nhưng vốn trong nước là quyết định . Đối với các nước đang phát triển, vốn ODA là vô cùng quan trọng nhưng nó chỉ là chất xúc tác cho các nước đang phát triển khai thác tiềm năng bên trong để phát triển . Vốn ODA không thể thay thế cho nguồn vốn trong nước vì :

+ Vốn ODA chỉ được sử dụng trong khu vực hạ tầng kinh tế xã hội , tức là chỉ gián tiếp tác động đến phát triển sức mạnh của một quốc gia.Điều này là tôn chỉ , là mục đích của các nhà tài trợ .

+ Vốn ODA chỉ được thực hiện theo mức khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước, có nghĩa là nó phụ thuộc vào tích lũy nội bộ của nền kinh tế.

+ Vốn ODA gắn với khoản nợ nước ngoài của nền kinh tế, do vậy khi tính toán nhu cầu vay ODA càn phải tính đến khả năng trả nợ của nền kinh tế .

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w