MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ CÁC NHẬN XÉT VỀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ TAM KỲ (Trang 66 - 71)

VỀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

3.1. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ. nhà Tam Kỳ.

3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán:

Qua một thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán nói chung, đặc biệt là công tác kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ nói riêng tại công ty trên kiến thức và phương pháp luận được trang bị tại trường, em có một số nhận xét sau:

3.1.1.1. Ưu điểm:

Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ có một quá trình phát triển và tồn tại lâu dài.Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng hàng trăm công trình lớn, nhỏ. Đối với mỗi cán bộ ,công nhân Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ thì đây là những con số được đánh đổi bằng sự lao động miệt mài, sáng tạo, bằng cả mồ hôi, nước mắt trên từng công trình xây dựng trong địa bàn tỉnh, từ đồng bằng đến các địa phương miền núi, miền sâu, vùng xa và các khu vực lân cận. Những cống hiến và hy sinh của đội ngũ cán bộ CNV trong suốt cuộc hành trình đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý:nhiều huân chương lao động hạng nhì,ba;hiều bằng khen, cờ thưởng của các bộ, ngành, trung ương và địa phương.Hàng năm công ty đóng góp vào Ngân sách Nhà Nước hàng chục triệu đồng, từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành xây dựng, tạo uy tín đối với khách hàng trong địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán.Với đội ngũ cán bộ lành nghề, có trình độ chuyên môn cao nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính mang lại những hiệu

thời và chính xác cho cấp trên trong việc đưa ra các quyết định, đồng thời đáp ứng được khả năng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong xu thế cả nước đang chuyển mình hòa nhập theo xu hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các thành phần kinh tế; đặc biệt trong cơ chế thị trường diễn ra ngày càng phức tạp và gay go. Công ty thực sự năng động trong SXKD, rất nhạy trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường, mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

Bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ được tổ chức khoa học và hợp lý giúp cho việc thực hiện công tác hạch toán được dễ dàng hơn.Thêm vào đó, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung nên dễ dàng cho việc kiểm soát hoạt động hạch toán trong công ty.

3.1.1.2. Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đó Công ty cũng vấp phải một số hạn chế nhất định đó là bộ máy kế toán của Công ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính cho việc tổng hợp mà bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh là rất khiêm tốn, hơn thế nữa do đặc thù của ngành xây dựng nên việc cập nhật số liệu hằng ngày là rất lớn nên việc lên sổ cái còn chậm so với yêu cầu.

3.1.2.Nhận xét về công tác kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ:

Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ là một doanh nghiệp xây dựng. Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ là nhân tố trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đều đặn, công ty phải cung ứng kịp thời về số lượng, chất lượng, quy cách vật tư. Vì thế công ty phải tổ chức chặt chẽ từ khâu quản lý đến khâu cấp phát và hạch toán Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ.

Là một công ty thuộc đơn vị xây lắp, mặc dù còn nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty rất nhạy bén trong công tác quản ly và đang tìm cho mình một bước đi mới. Hiện nay, công ty đang áp dụng nhiều chính sách để nâng cao hơn nữa uy tín về khách hàng, về chất lượng sản phẩm trong đó việc thực hiện tốt công tác quản lý nói chung và công tác quản lý Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ

Bên cạnh những ưu điểm trên thì kế toán Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ tại công ty có những hạn chế sau:

 Vấn đề sử dụng NVL: Công ty chưa tính được mức độ phát sinh chính xác cho từng công trình, nên chưa tận dụng hết giá trị nguyên vật liệu còn thừa. Do vậy mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn cao.

 Số lượng phế liệu chưa tận thu hết.

 Công cụ dụng cụ không phân bổ rõ ràng cho từng tháng mà tính hẳn cho một công trình nhất định.

3.2. Nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và các hình thức kế toán còn lại: còn lại:

3.2.1. Nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

Mỗi hình thức hạch toán đều có những ưu nhược điểm, nếu áp dụng đúng với điều kiện của doanh nghiệp về công việc, về tổ chức bộ máy kế toán, số nhân viên làm công tác kế toán, và trình độ của đội ngũ kế toán thì sẽ hiệu quả, tiết kiệm. Như vậy phải xét 3 yếu tố để có thể áp dụng hình thức nào cho phù hợp: Số nghiệp vụ phát sinh

Số lượng kế toán viên

Trình độ của kế toán viên ( bằng cấp, kinh nghiệm thực tế )

Căn cứ vào tính chất,quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ đã áp dụng hình thức chứng từ-ghi sổ. Cùng với hình thức này Công ty đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Bộ Tài Chính về việc tổ chức quản lý và trình tự ghi chép, lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán.

Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ mà công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ áp dụng, số nghiệp vụ nhiều, nhiều đến múc phải phân loại nghiệp vụ kinh tế cùng loại, vì vậy phải tập hợp chứng từ cùng loại vào bảng kê, hoặc chứng từ cùng loại vào CTGS.

Ưu điểm: phù hợp với mọi loại hình,quy mô của đơn vị hạch toán, kết cấu sổ sách đơn giản dễ ghi chép, việc lên sổ cái các tài khoản sẽ dể dàng hơn và dể áp dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình ghi sổ

Sổ sách nếu làm trên máy để in, vì mỗi sổ đều gói gọn trong trang A4. CTGS dùng để ghi các chứng từ vào đó,nếu chứng từ phát sinh quá nhiều, có thể lập bảng kê chứng từ cùng loại trước, lấy số cộng để ghi CTGS, rồi lấy số liệu cộng ở CTGS ghi vào sổ cái, như vậy giảm được rất nhiều việc ghi chép vào sổ cái, Nhược điểm:

Tuy nhiên hình thức này cũng có một số nhược điểm như số lượng ghi chép nhiều nên dễ trùng lặp, hơn nữa các số liệu báo cáo tài chính thường được lập vào cuối kỳ nên làm cho việc lên sổ sẽ khó khăn và dồn dập

Và phải nói đây là một yêu cầu của kế toán đúng hơn là nhược điểm: Đòi hỏi kế toán viên, kế toán trưởng phải đối chiếu khớp đúng số liệu giữa CTGS với CTGS khác do các đồng nghiệp khác, ở phần hành kế toán khác lập trước khi ghi vào Sổ đang ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái.

Trình độ kế toán viên tương đối đồng đều.

Nếu chứng từ cùng loại của một nghiệp vụ nào đó từ 10 chứng từ trở lên trong ngày thì nên áp dụng hình thức CTGS để giảm việc ghi chép từng chứng từ vào Sổ cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Nhận xét về hình thức Nhật ký chung:3.2.2.1. Đặc điểm: 3.2.2.1. Đặc điểm:

Đặc điểm của hình thức này là là tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với với trình tự ghi sổ theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp:Nhật ký chung và sổ cái.

3.2.2.2. Ưu điểm:

Ưu điểm của hình thức là rõ ràng dễ hiểu,mẫu sổ đơn giản nên rất thuận lợi cho việc phân công tổ chức kế toán, thuận lợi cho việc cơ giới hóa công tác kế toán

Hơn nữa ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng áp dụng phần mềm kế toán nên việc sử dụng loại sổ đơn giản sẽ làm cho quá trình lên máy đạt hiệu quả hơn.

3.2.2.3. Nhược điểm:

Nhược điểm rất lớn của hình thức này là trong quá trình ghi chép còn phát sinh trùng lặp nếu như không xác định rõ căn cứ chứng từ gốc để lập định khoản khi ghi vào nhật ký chung.

Bên cạnh đó, hình thức này chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối lượng các nghiệp vụ phát sinh không nhiều và biên chế bộ máy kế toán ít người

3.2.3. Nhận xét về hình thức Nhật ký-Sổ cái:3.2.3.1. Đặc điểm: 3.2.3.1. Đặc điểm:

Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký-Sổ cái.

3.2.3.2. Ưu điểm:

Hạch toán theo hình thức này rất đơn giản, số lượng sổ ít, số liệu kế toán tập trung, cho biết cả hai chỉ tiêu:thời gian và phân loại đối tượng.

Cuối tháng, cuối quý không cần lập bảng cân đối TK để kiểm tra tính chính xác của việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong kỳ vì có thể kiểm tra ngay tại dòng tổng cộng cuối tháng, cuối quý của Nhật ký sổ cái.

3.2.3.3. Nhược điểm:

Ghi chung trên một dòng ghi:tổng số, số tiền đối ứng ghi trên các TK quan hệ đối ứng.

TK đặc biệt kê ngang sổ nên khuôn sổ cồng kềnh, khó bảo quản trong niên độ, số lượng sổ tổng hợp chỉ có một nên khó khăn trong việc phân công lao động kế toán cho mục đích kiểm soát nội bộ. Và hình thức nhật ký -sổ cái chỉ áp dụng đối với các loại hình DN có quy mô nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, ít sử dụng các tài khoản kế toán và ít nghiệp vụ phát sinh.

KẾT LUẬN

một hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cho các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cơ quan thuế… Qua đó có thể cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Quản lý Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ rất quan trọng, là yêu cầu tất yếu của người quản lý, đặc biệt là người làm công tác kế toán.

Từ những kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường và vận dụng nó trong thời gian học tập, được sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Thanh Mỹ cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin và hướng dẫn phương pháp làm việc của ban lãnh đạo, anh chị làm việc tại phòng tài chính- kế toán cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành đợt thực tập này.

Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu nghiên cứu hết sức ngắn ngủi trong khi đó hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và việc hoạch toán ghi sổ nói riêng rất phức tạp, bản thân em lại chưa có kinh nghiệm nên chắc chắn bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các anh chị trong công ty, giáo viên bộ môn và các bạn để em hoàn thiện hơn trong lý luận và trong thực tiễn công việc.

Xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Thanh Mỹ cùng các thầy cô giáo trong khoa và các anh chị trong phòng tài chính – kế toán công ty xây Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này.

Tam Kỳ, ngày ….tháng……năm Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mộng Oanh

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ TAM KỲ (Trang 66 - 71)