Tác động của bức xạ Gamma:

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 45 - 48)

Bức xạ Gamma phát sinh trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị chiếu, chụp X-quang, máy siêu âm, máy điện tim… ảnh hưởng của bức xạ Gamma tới sức khoẻ của con người dựa trên liều lượng, thời gian tiếp xúc, khoảng cách và phương thức chiếu. Khi bức xạ Gamma đi vào cơ thể chúng sẽ tương tác với các chất trong cơ thể và tạo ra các điện từ thứ cấp. Các điện từ thứ cấp này là các hạt nhân mang điện gây ra hiện tượng ion hoá dẫn đến sự phá huỷ các tế bào sống trong cơ thể có thể là nguyên nhân của các loại bệnh nan y.

3.4.2.2. Tác động đên tình hình kinh tế-xã hội.

+ Sức khỏe cộng đồng: Dự án nâng cấp và mở rộng bệnh viện 71 Trung ương đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng; góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải bệnh viện gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

+ Kinh tế xã hội: Quá trình hình thành và sự hoạt động của dự án có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho xã Quảng Tâm nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo công ăn việc làm, môi trường làm việc hiện đại, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân. Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút (gián tiếp và trực tiếp) lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. Tuy vậy, bên cạnh các mặt tích cực đó là các mặt tiêu cực đi kèm: đất đai cho cây xanh và cảnh quan thiên nhiên bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống

+ Giao thông vận tải: Dự án cũng sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng mất vệ sinh đường phố, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường giao thông cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nhanh hơn, mạnh hơn.

3.4.3. Đánh giá về phương pháp sử dụng.

+ Phương pháp đánh giá nhanh: Để tính toán tải lượng và nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng giai đoạn thực hiện dự án, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nhanh được tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM.

Lưu lượng và thành phần chất thải phụ thuộc vào nhiều thông số, tải lượng L của chất ô nhiễm j có thểđược thể hiện ở dạng toán học như sau

Lj = f

Trong đó f: Dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ, hiệu quả hệ thống xử lý, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng, điều kiện môi trường xung quanh...

Để xác định được Lj trước hết cần xác định được hệ số tải lượng thải ej đối với chất ô nhiễm j qua phương trình.

ej = Lj(kg/năm)

Sản phẩm (đơn vị sản phẩm/năm)

Bằng phương pháp thống kê, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng bảng đánh giá nhanh, xác định chỉ số ej và từđó xác định được lượng thải Lj.

+ Phương pháp thống kê: Đây là một trong những phương pháp đơn giản thường được sử dụng trong các báo cáo ĐTM. Việc dự đoán các thành phần chất thải, lượng thải, nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng trong dự án qua việc thống kê từ các đơn vị có điều kiện và quy mô hoạt động tương tự sẽ cho ta số liệu có độ chính xác tương đối cao và đáng tin cậy.

Chương IV

Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 4.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản. 4.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản.

4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, các nguồn phát thải làm ô nhiễm môi trường không khí là không liên tục do thời gian thi công ngắn. Tuy nhiên, do dự án được thực hiện nằm trong khuôn viên của bệnh viện vì thế ngoài những tác động đến công nhân trực tiếp làm việc trên công trường, nó còn tác động đến khu vực điều trị, khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng cơ bản:

- Các hạng mục công trình thi công được che chắn, đảm bảo đúng quy định về xây dựng.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá phải được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở nguyên vật liệu vượt quá khối lượng quy định.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, trong khu vực điều trị bệnh nhân.

- Không sử dụng các xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình, được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung.

- Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ phát tán bụi tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, BQL dự án sẽ chú ý phun nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu hanh khô.

- Ban quản lý dự án dự án phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, rung.

- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường sẽ được quản lý chặt chẽ bằng cách đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh lán trại như: nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước, nhà tắm, nơi chứa rác... Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn hiện có của bệnh viện.

- Không để vật liệu xây dựng gần các nguồn nước; đồng thời quản lý dầu mỡ và vật liệu độc hại do các phương tiện vận chuyển và thi công gây ra.

- Bùn đất khi san nền, làm đường được thu gom và được vận chuyển đến nơi quy định, không để xảy ra tình trạng ngập úng, lầy lội.

- Ban quản lý dự án phối hợp với đơn vị thi công thu dọn các chất rơi vãi trong khi san lấp, đào móng hạn chế các chất rơi vãi bị cuốn theo nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn.

- Chất thải rắn chủ yếu là vật liệu hư hỏng, gạch vỡ, xi măng chết, gỗ copha hỏng... sẽđược thu gom tập trung để xử lý hoặc tận dụng để san lấp mặt bằng.

- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi quy định để tiện xử lý. Các công nhân làm việc tại công trường sẽ được tập huấn về thu gom rác thải.

4.1.1.4. An toàn trong thi công và bảo vệ công trình.

- Ban quản lý dự án kiểm tra thường xuyên các đơn vị thi công. Thực hiện che chắn chống bụi và vật rơi trên cao xuống, chống ồn và rung động quá tiêu chuẩn: TCVN 3985-85, phòng chống cháy TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN 3255-86...trong quá trình thi công.

- Trên công trường các khu vực thi công nguy hiểm được bảo vệ bằng rào chắn, cắm đầy đủ biển báo. Các khu vực thi công, đường giao thông sẽ có đèn chiếu sáng ban đêm.

- Khi thi công móng cho các công trình, các đợn vị thi công xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để hạn chế rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới khu vực điều trị và khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 45 - 48)