Nước thải bệnh viện

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 40 - 45)

+ Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khoa lâm sàng, cận lâm sằng (từ các khoa điều trị, phòng phẫu thuật, nhà đại thể, lau rửa phòng mổ, vệ sinh buồng bệnh...) mang lượng lớn vi trùng, chủ yếu là virut đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm. Ngoài ra, trong thành phần của nước thải còn có hoá chất phát sinh từ các loại thuốc, văcxin quá hạn, các dung môi hữu cơ, các hoá chất xét nghiệm... Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp lượng nước thải này ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, lượng kháng sinh tồn dư trong nước thải sẽ làm chết các vi sinh cật chỉ thị trong nước, do đó gây mất cân bằng giữa các hệ sinh vật trong nước.

Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thuỷ sinh. Sự phân huỷ các chất hữu cơ cũng sinh ra một hàm lượng lớn ion sunfat trong nước. Trong điều kiện hiếm khí, các ion sunfat này sẽ bị phân huỷ sinh học giải phóng khí H2S, sinh ra mùi khó chịu và độc hại cho con người.

Ngoài ra do dư thừa các chất dinh dưỡng Nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng kéo theo sự phát triển của các loài tảo không mong muốn tại các vùng tiếp nhận nước thải. Các loài tảo sẽ phát triển rất nhanh trong mùa cạn

khi mà lưu lượng nước trao đổi (pha loãng) giảm xuống và khả năng tự làm sạch của nước kém đi. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ cúng sẽ làm giảm nồng độ ô xi hòa tan trong nước. Khi nồng độ ô xi hòa tan trong nước xuống thấp, các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại khu vực có nồng độ ô xi hòa tan xuống quá thấp thì thường sảy ra quá trình phân hủy kị khí lớp bùn đáy, phát sinh mùi hôi thối. Đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước. Ngược lại nấm và vi khuẩn phát triển mạnh nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng NH4+, phát sinh các khí độc hại, có mùi khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống dưới nước và môi trường không khí xung quanh.

+ Nước thải từ các labo xét nghiệm tuy có lưu lượng ít, tuy nhiên trong nguồn nước thải này có chứa các hoá chất xét nghiệm, chất kháng sinh, các kim loại nặng. Nếu thải chung với các dòng thải hoặc thải trực tiếp và môi trường sẽ gây ức chế quá trình hoạt động của vi sinh vật có lợi, dẫn đến hiệu quả xử lý trong hệ thống xử lý nước thải và quá trình tự làm sạch nước của tự nhiên bị giảm xuống.

c. Tác động đến môi trường đất.

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất chính yếu là nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nước thải và khí thải có chứa các hợp chất gây ô nhiễm khi đi vào môi trường đất sẽ làm biến đổi tính chất hóa lý, cơ học của đất. Nồng độ các chất ô nhiễm trong đất càng cao thì nồng độ oxi trong đất càng thấp, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của các loài sinh vật trong đất.

Môi trường đất là nơi tiếp nhận cuối cùng các dòng thải, đặc biệt là chất thải rắn. Đối với các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án dưới mọi hình thức, dù đã xử lý hay chưa xử lý đều được tiếp nhận bởi môi trường đất (chôn lấp, bề mặt). ở những nơi tập trung nồng độ các chất gây ô nhiễm cao, thành phần các chất ô nhiễm phức tạp sẽ làm thay đổi khả năng tự phục hồi của đất, ảnh hưởng đến các tác động giữa đất - nước - không khí, thay đổi môi trường sống của các loại động thực vật trong khu vực, từđó làm mất cân bằng sinh thái vùng.

Ngoài các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải; khí thải và chất thải rắn, thì các vi sinh vật gây bệnh cũng có tác động làm ô nhiễm môi trường đất. Một số vi sinh vật gây bệnh gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là:

sau khi tẩy uế phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ có chất hữu cơ trong đất. Trực khuẩn lỵ thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt.

+ Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Đất trồng là môi trường không thuận lợi cho các vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn phát triển. Chúng sẽ chết sau một thời gian tồn tại trong đất. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn và loại đất (nhiệt độ, độ ẩm, dự trữ chất hữu cơ, pH, khuẩn lạc, vi khuẩn đối kháng...) trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn có thể tồn tại khá lâu trong đất.

+ Phẩy khuẩn tả: Tồn tại trong đất không quá 1 tháng, khả năng sinh tồn của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đất bị nhiễm khuẩn bởi phân tươi, các chất hữu cơ kéo dài, thời gian tồn tại của phẩy khuẩn tả có thể tăng lên từ 5-7 tháng. Khả năng sinh tồn của vi khuẩn này còn bị ảnh hưởng bởi thành phần cơ học của đất, các vi khuẩn đối kháng và các nhân tố sinh học.

+ Ký sinh trùng (giun sán): Ký sinh trùng được truyền qua đất, nhất là đất bị nhiễm phân, đất mang kén amip.

Những vùng đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải nói chung nếu dùng vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hay trồng hoa màu, các chất ô nhiễm sẽ qua động thực vật mà ảnh hưởng tới sức khỏe con người qua chuổi thức ăn bởi quá trình tích tụ sinh học gây độc hại lớn .

d. Tác động dịch tễ học của chất thải bệnh viện.

Trong chất thải bệnh viện các vi sinh vật rất đa dạng về chủng loại và có nguy cơ gây bệnh cao như:

- Các vi khuẩn Salmonella, Shigella, Vbrrio, Coliform, tụ cầu, liên cầu, Preudomonas... thường kháng với nhiều loại kháng sinh, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

- Các vi rút đường tiêu hóa như Echo, Coxsakie, Rotavirut.. có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn...

- Trong chất thất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải còn chứa rất nhiều ký sinh trùng như Amip, trứng giun sán, các loại nấm hạ đẳng... virut viêm gan B, C. Chúng có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, viêm gân siêu vi trùng.. tương đối cao.

- Ngoài ra, chất thải bệnh viện nếu không được xử lý triệt để còn là cư trú, nguồn cung cấp thức ăn, môi trường thuận lợi cho các vecto truyền bệnh phát triển như: chuột, bọ, rồi muỗi...

Do đó, chất thải bệnh viện nhất thiết được kiểm tra, phân loại và xử lý theo một qua trình nghiêm ngặt trước khi thải vào môi trường.

e. Một số tác động khác. - Tác động của chất thải rắn: - Tác động của chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường như phát sinh mùi hôi, ngăn cản dòng chảy của hệ thống cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, các loài vật gặm nhấm chuột, bọ sinh sôi và phát triển.

Đặc trưng của chất thải rắn của bệnh viện là chứa các vật phẩm y tế mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua vết trầy xước trên da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Loại chất thải này mang nhiều yếu tố có tác động trực tiếp làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Ngoài ra, chất thải rắn y tế có khả năng lan truyền bệnh tật, do ruồi muỗi, côn trùng và phát tán các bệnh như: thương hàn, tả lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban, viêm gan A và các bệnh

Đặc biệt đối với một số chất thải chất thải rắn nguy hại: chất thải rắn nhiễm phóng xạ, các lọ đựng hóa chất gây độc tế bào, các lọ hóa chất nguy hại hết hạn... nếu không có biện pháp xử lý riêng khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm moi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước. Khi tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc qua đường hô hấp chúng có thể gây đột biến gen, ung thu và các bệnh nguy hiểm khác có tính di truyền đối với con người à động thực vật xung quanh.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú (Trang 40 - 45)