Ảnh hưởng tới cung tiền tệ.

Một phần của tài liệu Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 48 - 51)

- Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ

B. Mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư và lạm phát 3 Mối quan hệ của đầu tư tới lạm phát

3.1.1. Ảnh hưởng tới cung tiền tệ.

Lượng cung tiền lớn ở Việt Nam hay nói cách khác là sự gia tăng vốn đầu tư giai đoạn này khiến cho áp lực lạm phát nảy sinh. Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh. Về mặt nguyên tắc, giá trị tính theo tiền của một mặt hàng luôn bằng lượng nhân với giá. Nếu giá trị tính theo tiền tăng lên, nhưng lượng hàng không tăng hay tăng chậm hơn, thì giá buộc phải tăng. Ta có thể hình dung GDP (sau khi loại bỏ yếu tố trượt giá) là tổng sản lượng sản xuất ra trong năm để phục vụ tiêu dùng cuối cùng, đầu tư hay ngoại thương. Còn mức cung tiền là tổng giá trị tính theo tiền. Mức cung tiền vượt GDP nhiều lần thì sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao. Cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2007 đến nay là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua. Tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phòng, điện, lao động có kỹ năng (những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP. Với Việt Nam chính phủ đã quyết định tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện.

Cung tiền tăng nhanh là do nhịp độ tăng chi tiêu của Nhà nước. Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của Nhà nước

trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng truởng bán lẻ). Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó chỉ tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa.Khi chi tiêu của nhà nước tăng hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát.

Ta có thể lấy 1 ví dụ để chứng minh nguyên nhân chủ yếu của lạm phát cao ở Việt Nam là do lượng cung tiền lớn: Năm 2007 giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới tăng cao. Do hai nhóm hàng hóa này đều là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI nên đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong suốt năm nay.Tuy nhiên nếu giá lương thực – thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân chính, thì các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc cũng phải chịu sức ép tăng giá tương tự,nhưng trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 lên tới 2 chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%. Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm.Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan chỉ là 10,0% và 1,4%.Qua ví dụ này càng thấy rõ hơn ảnh hưởng mạnh mẽ của lượng cung tiền lớn đổ vào Việt Nam khiên cho lạm phát nảy sinh và tăng cao.

Nguồn: ADB (2007). “Key Indicators 2007: Inequality in Asia”;

Tóm lại, hậu quả tất yếu của những hoạt động trên là cung tiền mở rộng như một cú sốc tiền tệ rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w