Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước

Một phần của tài liệu Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 38 - 39)

II/ Đầu tư tác động đến lạm phát:

2.2.1.Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước

2. Thực trạng đầu tư 1 Tổng quan

2.2.1.Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước

Theo số liệu thông kê được cho thấy vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước liên tục tăng nhanh qua các năm: năm 1995 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 13575 tỷ đồng, năm 2000 đã là 39006 tỷ đồng, tức là gấp gần 2,9 lần năm 1995, năm 2007 là 106200 tỷ đồng, gấp 2.72 lần năm 2000.

***Gần đây nhất, theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là 161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong khoảng 161 nghìn tỷ đồng đó, đầu tư theo dự toán ngân sách nhà nước đầu năm ước đạt 135,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với kế hoạch năm; chuyển nguồn từ kế hoạch năm 2008 sang 2009 là 22 nghìn tỷ đồng…

*** Dự đoán 2010, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15,7% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 66 nghìn tỷ đồng (gồm 56 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch 2010 và 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2009 chuyển sang), chiếm 8,2% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009.

Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư còn yếu kém, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho hoạch định các kế hoạch phát triển. Việc quản lý vừa rườm rà, vừa lỏng lẻo trong đầu tư thể hiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương, lập thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán… đến khâu triển khai thực hiện, theo dõi cấp phép và thanh toán gây ra tình trạng thất thoát không nhỏ cho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn có tình trạng số lượng dự án duyệt chờ ngân sách cấp vốn ngày càng tăng, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.Biểu hiện của hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách chưa hiệu quả đó là đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư vào các ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

sách Nhà Nước.

Cổ phần hóa DNNN đang trở nên phổ biến ở nước ta. Hiện các DNNN vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, trên 80% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tổng lượng tín dụng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài. Mức độ độc quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNN chỉ sản xuất ra chưa tới 40% GDP (so với 45% của khu vực ngoài quốc doanh và 15% của các doanh nghiệp FDI), đóng góp 30% thu ngân sách về thuế và chỉ tạo ra việc làm cho gần 10% lực lượng lao động. Thêm vào đó, xu hướng gia tăng nhanh hệ số ICOR của khu vực Nhà nước: từ 3,6 năm 1995 lên 9,1 năm 2005 là đáng lo ngại (trong khi ICOR của khu vực các doanh nghiệp tư nhân chỉ tăng từ 2 lên 4,1, còn ICOR của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại giảm từ 9,6 xuống 5,2), hàm ý rằng hiệu quả đầu tư của các DNNN đang giảm sút nhanh chóng.

Vậy, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước đang tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, công tác quản lý còn yếu kém, thủ tục rườm rà ...gây thất thoát, lãng phí vốn. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao điển hình là DNNN với chỉ số ICOR tăng dần.

Một phần của tài liệu Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 38 - 39)