Hoàn thiện chế độ thu phí từ các đối tượng sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 43 - 45)

II- CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

1. Nhóm giải pháp huy động vốn

1.2. Hoàn thiện chế độ thu phí từ các đối tượng sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Việc thu phí sử dụng hiện nay được Chính phủ cho phép và ngành GTVT đường bộ hiện đang thu một số loại phí: phí cầu đường bộ, phí cấp bằng lái xe, phí kiểm định kỹ thuật phương tiện…. Phí sử dụng cầu đường bộ thu trên một số tuyến được đầu tư nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà nguồn vốn đầu tư chủ yếu là ODA. Năm 2003, tổng kinh phí được thu nộp vào ngân sách là 658 tỷ đồngm, các khoản thu khác không đáng kể chỉ đạt 2,3 tỷ đồng/ năm. Thu phí kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới mới chỉ đảm bảo thu chi.

Khả năng tạo vốn từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ. Theo tính toán một số tuyến đường bộ ở các khu vực kinh tế phát triển có mật độ giao thông cao, việc thu phí sử dụng cầu đường có khả năng hòan vốn trong thời gian từ 30 – 40 năm, một số tuyến tuy lưu lượng có tăng nhưng vẫn còn thấp không có khả năng thu phí sử dụng để hoàn vốn, do vậy Nhà nước cần phải đầu tư. Để bảo đảm cho công tác DTBD Nhà nước đã có biện phầp mà hiệu quả nhất là cho phép thành lập “”Quỹ bào trì đường bộ”.

Chi phí cho các dịch vụ công do bất kỳ ai cũng cấp cũng được được chi trả bởi những đối tượng nhất định. Đối với dịch vụ kết cấu hạ tầng đường bộ, người cung cấp có thể là Nhà nước hoặc tư nhân còn đối tượng chi trả có thể là người sử dụng, Nhà nước hoặc người sử dụng và Nhà nước cùng chia sẽ chi phí đã đầu tư để hình thành dịch vụ.

Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu vận dụng phương án người cung cấp có thể là Nhà nước hoặc tư nhân, việc chi trả phí dịch vụ do người sủ dụng và Nhà nước cùng gánh vác. Như vậy phương án này vẫn được thực hiện dựa trên nguyên tắc người sử dụng đường phải trả tiền để bù đắp chi phí đầu tư xây dựng và những thiệt hại mà họ gây ra cho đường bộ dưới hình thức nộp phí. Các đối tượng sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông được chia thành 2 loại: đối tượng sử dụng trực tiếp và đói tượng sử dụng gián tiếp.

Phí thu vào các đối tượng trực tiếp sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được quy định trong Pháp lệnh phí và lệ phí số 38 năm 2001 của Ủy ban thường vụ quốc hội khóa 10 bao gồm:

- Phí sử dụng đường bộ - Phí qua cầu

- Phí kiểm định phương tiện vận tải - Phí cấp phép lái xe

Các loại phí trên được thực hiện thu theo đầu phương tiện. Ngoài ra còn có khoản phụ thu qua giá xăng dầu tiêu dùng cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Về mức thu:

Cần tăng mức thu tính theo đầu phương tiện giao thông, số lượng xăng dầu tiêu thụ để có thể tiến tói đảm bảo đủ chi phí duy tu bảo dưỡng hệ thống cầu đường bộ. Theo ước tính của ngân hàng thế giới. “Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 118 triệu USD (Tương đương 1.770 tỷ VND – Quy đổi theo tỷ giá 1

USD = 1.500 VND) phục vụ cho công tác bào trì cầu đường bộ (không kể đường đô thị và đường huyện) hay 190 triệu USD một năm cho toàn hệ thống:. Theo số liệu thực tế thu phí cầu đường bộ năm 200 từ 44 trạm (theo hệ thống giá cũ) là 454,541 tỷ đồng. Khi thu theo giá mới ban hành năm 2003 với 52 trạm thu trên địa bàn cả nước như quy hoạch thì “Số iền phí cầu đường bộ thu được năm 2003 là 842,2 tỷ đồng, tăng 29,4% so với năm 2002”. Số tiền này cũng mới chr bằng khoảng 47% so với nhu cầu vốn bảo trì cầu đường bộ hàng năm. Theo các chuyên gia, mức thu phí có thể tăng thêm 8 – 10% so với mức hiện hành. Tuy nhêin việc tăng phí để bù đắp chi phí bảo trì đường bộ ở nước ta cần có bước đi thích hợp tăng dần bởi vì:

Thứ nhất, Khi tăng các loại phí này sẽ có ảnh hưởng đến việc tăng giá

của các hàng hóa khác và chỉ số giá nói chung trong nền kinh tế.

Thứ hai, Nếu bắt người sử dụng đường hiện tại phải chịu toàn bộ chi phí cải tạo mạng dưới đường bộ đã bị thiếu kinh phí từ hàng thấp kỷ nay thì sẽ gây tổn hại về mặt kinh tế. Thay vào đó chi phí bảo trì phải được chia sẽ cho toàn bộ dân số và do đó cần phải có sự đài thọ bằng các nguồn vốn chung như nguồn vốn tiết kiệm của ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA.

Ngoài các loại phí thu vào người trực tiếp sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ cần nghiên cứu ban hành các hình thức thu vào các đối tượng gián tiếp hưởng lợi do các công trình giao thông đường bộ đem lại, đặc biệt là các đối tượng gần đường giao thông có lọi thế trong kinh doanh thương mại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w