Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 39 - 41)

I- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNGBỘ VIỆT NAM

3 Giao thông nông thôn

3.2 Đánh giá chung

Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và DTBD CSHT đường bộ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 rất lớn: “Nhu cầu vốn bình quan mỗi năm là 13.942 tỷ đồng tăng khoảng 33% so với mức đầu tư thực tế bình quân năm giai đoạn

1996 – 2000 là 10.413 tỷ đồng” . Đặc biệt nhu cầu vốn cho DTBD đường bộ khá lớn, cần được đáp ứng đầy đủ kể cả bằng vốn hỗ trợ của nước ngoài.

Ngoài số vốn huy động được từ các nguồn vốn tài chính cần thích cực khai thác các nguồn vốn tiềm năng phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đường bộ, nhất là quý đất dành cho các công trình giao thông đường bộ.

Quỹ đất dùng trực tiếp cho đường bộ bao gồm cả diện tích đất nền đường, cầu và diện tích đất lưu không dành cho hành lan bảo vệ theo quy định.

Theo số liệu thống kê của cục đường bộ, Bộ GTVT đến năm 2020 thì tổng diện tích đất dành cho 209.220 km đường và 187.287 km cầu là 6.826 km2. Theo kế hoạch dự kiến, riêng đường quốc lộ đến năm 2020 sẽ là 18.300 km như vậy sẽ tăng khoảng 3000 km so với năm 2000 và đi liền theo đó quỹ đất cần bổ sung thêm cho đường quốc lộ khoảng 990 km2(Chưa kể quỹ đất cần bổ sung cho việc nâng cấp mở rộng các tuyến đường quốc lộ hiện có). Như vậy có thể thấy quỹ đất cần bổ sung cho hệ thống giao thông đường bộ giai đoạn tới là rất lớn. Và thực hiện quy hoạch hợp lý sẽ huy động được người dân tham gia vào xây dựng và DTBD các tuyến đường sở tại bằng việc chấp nhận mức đề bù và tự quản các tuyến đuờng theo quy định.

Dự kiến các nguồn vốn đầu tư như sau:

- Các dự án đầu tư quy mô lớn, các yêu cầu về xây dựng, quản lý, khai thác cao như đường bộ, cao tốc, quốc lộ, đường đô thị, các cầu lớn, hầm thì dành cho các tổ chức kinh tế lớn (DNNN) làm chủ đầu tư. Khu vực KTTN góp vốn hoặc đầu tư gián tiếp dưới dạng mua trái phiếu công trình

- Các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, các yếu cầu về xây dựng, quản lý khai thác phổ thông (đường tỉnh, các cầu trên hệ thống đường tỉnh, đường giao thông nông thôn) thì dành cho khu vực KTTN làm chủ đầu tư.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn hoặc góp vốn cùng kinh doanh vào các dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách (DNNN, KTTN làm chủ đầu tư) hoặc đầu tư vào những dự án công cộng không tổ chức thu phí, các dự án mà khu vực kinh tế tư nhân không đầu tư.

II- CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ DTBD HỆ THỐNG GTVT ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư để duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w