Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 51 - 55)

5 Kết cấu đề tài

2.3.1.2 Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

● Hiệu quả về kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2010, cùng với sự phát huy tác dụng của các công trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt trong giai đoạn đó, trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các công trình đem lại là không thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.

Để thấy rõ được hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, ta xét các chỉ tiêu hiệu quả sau, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư XDCB còn nhiều nhưng do việc thu thập số liệu có khó khăn nên ta xét một số chỉ tiêu sau

Bảng 6: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010

Mức tăng thu ngân

sách 389,86 412,44 572,13 589,3 644,88 113,41

Mức tăng tổng sản

phẩm quốc nội 4.035 4.962 6.679 7.717 9.239 123,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)

13,41%. Thời gian những năm vừa qua, Tuyên Quang đã thu hút một lượng vốn đầu tư khá lớn tuy nhiên một phần do hoạt động đầu tư có độ trễ nên lượng vốn ấy vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả ngay được, do vậy nên mức tăng của ngân sách nhà nước so với vốn đầu tư XDCB chưa cao. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 là 4.035 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng 9.239 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là 23,01%. Mức tăng GDP so với vốn đầu tư XDCB năm 2010 là 2,18 nghĩa là cứ một đồng vốn đầu tư năm 2010 làm GDP năm tăng thêm là 3,29 đồng, từ đó thấy được tác động phần nào của đầu tư XDCB đến mức tăng tổng sản phẩn quốc nội của tỉnh theo hướng tích cực.

Bảng 7: Tổng thu nhập của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2006 2007 2008 2009 2010 Tổng sản phẩm trong tỉnh Tỷ đồng 2.502 2.823 3.213 3.679 4.237 114,08 Tốc độ tăng trưởng % 11,37 12,83 13,82 14,5 15,17 - GDP bình quân (giá thực tế) Triệu đồng/người 5,51 6,72 8,97 10,62 12,64 123,07

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh qua các năm: 11,37% năm 2006, 12,83% năm 2007; 13,82% năm 2008; 14,5% năm 2009, 15,17% năm 2010. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 13,52%. Qua đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao, năm 2006 là 5,51 triệu đồng/người, năm 2007 là 6,72 triệu đồng/ người, năm 2008 là 8,97 triệu đồng/người, năm 2009 là 10,62 triệu đồng/người, năm 2010 là 12,64 triệu đồng/người, điều đó cho thấy đời sống nhân dân trong tỉnh được cải thiện đáng kể.

Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư cũng được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động đầu tư đạt hiệu quả kinh tế nếu nó làm cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển của tỉnh. Tỉnh Tuyên Quang đang phấn đấu tới năm 2015 trở thành một tỉnh công nghiệp, do đó mà cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để thấy rõ sự chuyển dịch đó, ta xem bảng sau:

Bảng 8: Cơ cấu kinh tế và GDP theo ngành của tỉnh Tuyên Quang

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010

GDP ngành (tỷ đồng)

Nông lâm ngư nghiệp 1.555 1.941 2.724 3.041 3.568 Công nghiệp, xây dựng 1.011 1.143 1.528 1.852 2.240

Dịch vụ 1.469 1.878 2.427 2.824 3.431

Cơ cấu kinh tế ngành (%)

Nông lâm ngư nghiệp 38,54 39,12 40,78 39,41 38,62 Công nghiệp, xây dựng 25,06 23,04 22,88 24,00 24,25

Dịch vụ 36,41 37,85 36,34 36,59 37,14

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)

Giá trị công nghiệp, xây dựng năm 2006 là 1.011 tỷ đồng, tăng lên 2.240 tỷ đồng trong năm 2010. Giá trị nông lâm ngư nghiệp cũng tăng từ 1.555 tỷ đồng năm 2006 lên 3.568 tỷ đồng năm 2010; giá trị dịch vụ năm 2006 là 1.469 tỷ đồng tăng lên 3.431 tỷ đồng trong năm 2010. Tốc độ phát triển bình quân trong cả giai đoạn của ngành công nghiệp, xây dựng là 22%; của ngành nông lâm ngư nghiệp là 23,07%; và của ngành dịch vụ là 23,62%. Hai ngành nông lâm, ngư nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn so với ngành công nghiêp, xây dựng.

Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang sẽ trở

hoạt động đầu tư XDCB nói chung và của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn đầu tư tập trung nói riêng, công nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh là rất lớn; tỷ trọng ngành dịch vụ có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong thời gian tới khi các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo một cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì ngành dịch vụ sẽ có mức tăng trưởng cao hơn.

● Hiệu quả xã hội

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đều tăng, năm 2006 là 434,45 nghìn người, năm 2007 là 440,66 nghìn người, năm 2008 là 446,03 nghìn người, năm 2009 là 452,83 nghìn người, năm 2010 là 482,32 nghìn người. Giai đoạn 2006 – 2010, xuất khẩu 9.827 lao động, đưa 24.400 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước.

Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các công trình giao thông, y tế, giáo dục vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt.

Đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị thành phố Tuyên Quang và các huyện khác trong tỉnh qua thực tế đã chứng minh việc xây dựng là đúng hướng, góp phần tăng vẻ đẹp, mỹ quan cho đô thị, bộ mặt đô thị khang trang hơn, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tăng giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ đô thị phát triển. Hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh đang được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cấp nước thành phố Tuyên Quang hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 17.000 m3/ngày đêm, nhân dân thành phố Tuyên Quang được hưởng nguồn

nước sạch đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho mọi người dân, đây là hiệu quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.

Song song việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - kết quả đầu tư các công trình công cộng như: Trụ sở làm việc của Sở Khoa học và Công nghệ, nhà làm việc của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, nhà làm việc của Hội cựu chiến binh tỉnh, quảng trường tỉnh và các công trình công cộng khác đưa vào sử dụng đã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của các cơ quan đảng và quản lý nhà nước, các tầng lớp nhân dân đã có nơi vui chơi giải trí, nâng cao tái tạo sức lao động, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Tuyên Quang, cải thiện hoàn toàn việc vận tải, lưu thông hàng hóa và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng kinh tế trong khu vực, tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng.

Kết quả đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, bưu chính - viễn thông đến tận xã phường, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cấp cơ sở, các trường học xây dựng khang trang đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng đường, hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 51 - 55)