Những tồn tại và vớng mắc từ phía Ngân hàng Công thơng Đống Đa.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán thanh toán bán hàng xuất nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương đống đa Hà Nội (Trang 49 - 54)

e. Kết quả tài chính:

2.3.3. Những tồn tại và vớng mắc từ phía Ngân hàng Công thơng Đống Đa.

những nguyên nhân khách quan song không phải là ngân hàng không thể tìm những biện pháp khắc phục chúng để nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán trong thời gian tới.

2.3.3. Những tồn tại và vớng mắc từ phía Ngân hàng Công thơng Đống Đa. Đa.

Trong thời gian qua, ngân hàng đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ đặc biệt trong công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu sử dụng phơng thức tín dụng chứng từ. Nhng trên thực tiễn hoạt động của ngân hàng, chúng ta thấy nổi lên một số khó khăn cần giải quyết trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt hơn chức năng thanh toán của mình.

Thiếu sót về hồ sơ.

Hồ sơ trong thanh toán đòi hỏi phải lập và quản lý chặt chẽ vì đó là những giấy tờ liên quan không chỉ đến khách hàng và Ngân hàng Việt Nam mà còn liên quan đến Ngân hàng nớc ngoài. Khi xảy ra những tranh chấp trong thanh toán thì một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ đem lại những thuận lợi đáng kể.

Trong thời gian qua tại ngân hàng, công tác hồ sơ đã đợc chú trọng nhng vẫn cha thực sự đầy đủ.

- Tồn tại trong quá trình lập hồ sơ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng th tín dụng là hầu hết các phiếu mở L/C đều cha có xác nhận của bộ phận kế toán

về số d tài khoản của khách hàng. Tuy trên thực tế không phát sinh thiệt hại gì lớn trong khâu thanh toán nhng điều đó là không phù hợp với quy định chung khi lập hồ sơ mà ngân hàng quy định. Điều đó có thể tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng tranh thủ mở những L/C thiếu khả năng thanh toán làm ảnh hởng đến hoạt động của ngân hàng trong việc quản lý cũng nh tổ chức thanh toán.

- Đối với những khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ ngân hàng để thanh toán L/C hàng nhập một điểm để ngân hàng cần chú ý đến đó là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu khách hàng đa ra tài sản thế chấp đợc coi là đảm bảo an toàn nhất cho ngân hàng về khoản tín dụng. Khách hàng phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó, nhng trong hầu hết các hồ sơ vay tín dụng tại đây đều thiếu các bản thẩm định giá trị tài sản thế chấp của cán bộ tín dụng và một số giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Dẫn đến khó khăn khi giải quyết số tài sản đó nếu khách hàng không trả đợc nợ và ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian để thu hồi nợ làm ảnh hởng đến công tác thanh toán. Đây cũng là một vấn đề ngân hàng cần tháo gỡ kịp thời, nó không chỉ liên quan đến riêng hoạt động tín dụng mà còn ảnh hởng đến công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Thiếu sót về chấp hành quy trình nghiệp vụ

Trong kế toán thanh toán L/C nhập khẩu.

Yêu cầu hạch toán th tín dụng là phải theo dõi chi tiết từng th tín dụng theo từng đơn vị. Điều này đảm bảo đúng nguyên tắc thanh toán trong xuất nhập khẩu là “ món nào đi món nấy ”, không tạo sự nhầm lẫn giữa giá trị của từng L/C với nhau. Nhng trên thực tế tại ngân hàng mới chỉ theo dõi cho riêng từng khách hàng mà cha đi sâu vào chi tiết mỗi L/C và chỉ theo dõi trên tổng số d của tài khoản ký quỹ của đơn vị đó.

Trong trờng hợp khách hàng thanh toán L/C hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có thì mọi giai đoạn đợc tiến hành bình thờng đúng nh theo quy định, nhng nếu khách hàng xin vay ngân hàng để thanh toán thì sau khi thanh toán với nớc ngoài ngân hàng còn phải quan tâm đến khả năng hoàn trả món nợ đó. Khâu này không chỉ liên quan đến riêng tín dụng mà ngay cả kế toán cũng phải xem

xét. Theo quy định khách hàng phải có trách nhiệm đảm bảo số d trên tài khoản tiền gửi của mình một cách hợp lý bằng cách nộp ngay tiền bán hàng vào tài khoản. Nhng trên thực tế, do cán bộ tín dụng cha kết hợp với kế toán theo dõi tình hình tài chính của khách hàng nên nhiều khách hàng đã tranh thủ số tiền bán hàng vào mục đích khác nh: gửi ngân hàng khác hởng lãi suất, mở một L/C khác trên danh nghĩa vốn tự có...làm ảnh hởng đến khả năng thanh toán của khách hàng đối với ngân hàng.

Bên cạnh đó, đối với những L/C xuất khẩu thì các doanh nghiệp phần lớn là thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy ngân hàng ngoài nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu cũng rất chú trọng đến công tác tài trợ xuất khẩu. Tại đây ngời xuất khẩu đợc “ ứng trớc ” tiền hàng để thu mua và gia công chế biến thành sản phẩm, xuất khẩu ra nớc ngoài theo những hợp đồng đã ký kết giữa ngời xuất khẩu và nhập khẩu. Thông thờng tiền đợc “ứng trớc” cho ngời xuất khẩu khi họ có hợp đồng thơng mại đã ký kết và ngân hàng nhận đợc thông báo L/C đã mở sẵn sàng cho việc nhập hàng. Điều này đã tạo ra nguy cơ chịu rủi ro cao cho ngân hàng. “ ứng trớc ” tiền để xuất khẩu hàng khi còn cha biết nhà xuất khẩu có thực sự xuất đợc hàng hay không, và phía ngời nhập khẩu có chắc chắn thanh toán hay không. Ngoài nghiệp vụ trên, để khuyến khích xuất khẩu ngân hàng còn sử dụng hình thức thanh toán chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Với nghiệp vụ này chỉ đợc nhận tiền hàng từ ngân hàng phục vụ mình khi có bộ chứng từ hoàn hảo hay nói cách khác khi ngời xuất khẩu đã hoàn thành việc xuất hàng. Nghiệp vụ này cho phép ngời xuất khẩu có đợc tiền thanh toán nhanh hơn so với thời hạn trong L/C quy định; về phía ngân hàng giảm bớt đợc rủi ro và phí thu đợc sẽ cao hơn. Nhng nghiệp vụ chiết khấu chứng từ lại đợc sử dụng ít hơn vì nghiệp vụ này đòi hỏi phải liên quan chặt chẽ đến thị trờng hối đoái, hoạt động mua bán các chứng từ có giá giữa các ngân hàng với nhau. Nh- ng ở ngân hàng hiện nay không đợc sử dụng phổ biến làm cho ngân hàng sẽ gặp khó khăn lớn khi cần vốn mà không bán đợc bộ chứng từ hàng xuất.

- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ phức tạp đợc tiến hành khi có sự phối hợp giữa trình độ chuyên môn, kinh ngiệm của cán bộ làm công tác thanh toán với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và các trang thiết bị kỹ thuật khác. Sự phát triển của công nghệ máy tính diễn ra thờng xuyên, liên tục đòi hỏi đội ngũ thanh toán viên phải luôn luôn học hỏi và cập nhật những kiến thức mới. Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng đã đợc chú ý nhng điều kiện làm việc vẫn còn chật hẹp trong khi số lợng khách hàng không ngừng tăng lên cũng ảnh hởng tới tâm lý khách hàng. - Mặc dù kinh doanh trong điều kiện hết hết sức khó khăn, đặc biệt là ảnh h- ởng của tình trạng nhập siêu vì vậy không đủ lợng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tình trạng thiếu ngoại tệ giá giao ngay tại NHCT Đống Đa hiện nay là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Để tạo nguồn ngoại tệ, ngân hàng đã và đang chủ động trong việc mở rộng quan hệ mua bán ngoại tệ với nhiều tổ chức tín dụng và khách hàng nhng lại vấp phải cơ chế giá. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ khi thị trờng ngoại tệ khan hiếm.

- Để làm tốt đợc nghiệp vụ L/C, các cán bộ phải có một trình độ ngoại ngữ tối thiểu để đọc và hiểu các loại điện giao dịch, các hợp đồng xuất nhập khẩu có liên quan. Đồng thời phải nắm vững nghiệp vụ L/C, thông lệ quốc tế nhất là các điều khoản INCOTERMS và UCP. Việc cán bộ thanh toán quốc tế không đáp ứng đợc các yêu cầu này sẽ gây ra rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ thanh toán viên phải luôn luôn học hỏi và cập nhật những kiến thức mới.

Trên đây là một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và kế toán thanh toán xuất nhập khẩu sử dụng phơng thức tín dụng chứng từ nói riêng tại NHCT Đống Đa hiện nay. Đế nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động kinh doanh nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch, NHCT Đống Đa cần có những giải pháp kịp thời khắc phục một cách triệt để những thiếu sót kể trên.

Chơng III

Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán thanh toán bán hàng xuất nhập khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương đống đa Hà Nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w