Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới (Trang 50 - 54)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚ

1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và

1.1. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Để đạt được những phương hướng lớn và nhiệm vụ trong xuất khẩu thủy sản sang EU cũng như sang tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ của nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất trong thời gian qua, chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.

Theo Bộ Thủy sản, nguồn tài nguyên thủy sản xa bờ của nước ta có trữ lượng 1.932.382 tấn, khả năng khai thác là 771.775 tấn. Đến năm 1997, ta mới khai thác được khoảng 200.000 tấn chiếm trên 10% trữ lượng và khoảng 25- 26% khả năng khai thác cho phép. Đây thực sự là tiềm năng nguyên liệu lớn mà Việt Nam có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, vấn đề khai thác được tiềm năng này đến mức nào lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý cũng như năng lực, trình độ công nghệ của nghề cá Việt Nam.

Bên cạnh việc đánh bắt xa bờ, một lợi thế so sánh khác của Việt Nam để tham gia thương mại quốc tế trong thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, phát triển nuôi tôm sú và tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao để xuất khẩu sang EU cũng như sang các thị trường khác. Tuy nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng không phải là vô hạn, hơn nữa các vấn đề kỹ thuật nuôi trồng như: giống, thức ăn chăn nuôi và những ràng buộc về môi trường sinh thái... rất cần tới sự quản lý và trợ giúp tài chính, kỹ thuật của Nhà nước và Cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu còn rất lớn cho chế biến thủy sản xuất khẩu, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và bản thân Nhà nước thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thỏa đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi hải sản xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản xuất khẩu.

1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP

Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, mở rộng và xây mới các cơ sở chế biến nâng công suất chế biến lên 1000 tấn/ ngày vào năm 2000 và 1500 tấn/ ngày vào năm 2005. Cần định hướng, đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ, nâng cấp các điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt lao động chân tay để tăng khả năng cạnh tranh của thủy sản nước ta tại EU cũng như ở các thị trường khác. Các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khó tính EU.

Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cần triển khai mạnh mẽ việc xây dựng quy chế công nhận các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến là HACCP và GMP, thực hiện việc đào tạo về các hệ thống quản lý chất lượng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp khuyến khích cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.

Hướng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới của nước ta là phải tăng được thị phần ở các nước EU và Bắc Mỹ, nơi mà mọi vấn đề liên quan tới chất lượng đều được quy tụ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy, không có cách nào khác là sự vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật, tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lượng hàng thủy sản Việt Nam. Mặc dù đã đạt được kết quả là 33 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào EU, 29 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản cấp

liên minh vào EU nhưng điều thách thức là bất kỳ lúc nào EU cũng có thể tuyên bố cấm vận nếu có vi phạm.

Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường thẩm quyền của Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản (NAFIQACEN), để đảm bảo các điều kiện tương đương của EU về cơ quan quản lý chất lượng. Cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản để đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thủy sản của EU. Các doanh nghiệp Việt Nam là người trực tiếp thực hiện chất lượng sản phẩm phải quán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức đối với việc cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của EU cũng như của các thị trường khác.

1.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản cho xuất khẩu, tăng giá thủy sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh thủy sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cũng như sang các thị trường khác trong thời gian qua khoảng hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp đông, đông lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80-85%). Sự mất cân đối về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, cần phải tăng hơn nữa tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế. Nếu như làm được điều này, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thay đổi sẽ có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu.

Giá thủy sản xuất khẩu của nước ta so với giá cả trung bình thế giới là tương đối thấp. Vì thế, việc tăng giá sản phẩm phải đảm bảo hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết định để nâng cao mức giá thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ ở EU mà còn ở nhiều thị trường khác. Việc nâng tỷ trọng hàng chế biến sâu như đồ hộp hay thủy sản ăn liền trong tổng xuất khẩu hàng thủy sản, cũng như việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất

khẩu các loại thủy sản sống giá trị cao là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải được sự đầu tư thích đáng và hiệu quả.

1.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU trường EU

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới.

Nhà nước nên cho phép Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam được mở Văn phòng đại diện tại EU, cụ thể là đặt tại Brucxen (Bỉ) để tăng cường công tác tiếp thị cho sản phẩm thủy sản nước ta.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam với tư cách là người đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU. Ngoài ra, Hiệp hội cần tiến hành nghiên cứu thị trường thủy sản EU, nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng cáo hàng thủy sản Việt Nam ở các nước EU, phối hợp với các nhà nhập khẩu và phân phối ở thị trường tiềm năng để quảng cáo khuếch trương hàng thủy sản Việt Nam ở EU hay trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

1.5. Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật với các nước, đặc biệt là các nước EU trong sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu và đẩy các nước EU trong sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ hội nhập khu vực và thế giới

Việt nam đã gia nhập Hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á, APEC và chuẩn bị gia nhập WTO, hội nhập với khu vực và thế giới, mở ra nhiều khả năng to lớn cho Việt Nam học tập kinh nghiệm của các nước có ngành thủy sản phát triển (nhất là các nước thuộc EU), hạn chế được những tranh chấp có thể xảy ra

giữa các nước trong vùng và tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên biển và đảm bảo một thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Việc Việt Nam tham gia vào AFTA, APEC... chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội vô cùng to lớn để Việt Nam tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật để phát huy tốt nhất nội lực của đất nước, mở ra thị trường rộng lớn hơn cho hàng thủy sản nước ta, do vậy mà nâng cao được kim ngạch xuất khẩu(đặc biệt là EU) cũng như hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w