Trong chăn nuôi gà công ngiệp trước nhất phải có chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi như máng ăn, núm uống, thau uống, moteur, bình xịt… ngoài ra tùy điều kiện hộ nuôi có thể trang bị thêm một số thiết bị như chụp sưởi ấm, hệ thống làm mát bằng quạt, hệ thống làm mát bằng hơi nước…
Bảng 11: Chi phí cố định trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng
trước và sau cúm
ĐVT: 1000 đồng/con
THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH
Trước cúm 2.826 6.745 4.768,26
Sau cúm 3.891 12.500 8.023,48
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành
Qua bảng số liệu trên có thể thấy chi phí cố định sau cúm đã tăng 68,27% so với thời điểm trước khi có dịch cúm.
Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào. Riêng trong ngành nuôi gà công nghiệp lấy trứng đòi hỏi phải có lao động để chăm sóc gà như đổ thức ăn, nước uống, phun xịt nước cho gà khi nhiệt độ không khí cao, thu nhặt trứng, vệ sinh chuồng trại…Tùy tình hình nguồn lực lao động của hộ nuôi cũng như số lượng gà nuôi hộ nuôi sẽ quyết định thuê lao hay không thuê lao động chăm sóc cho đàn gà của mình.
Bảng 12: Chi phí lao động mỗi con trong nuôi gà công nghiệp ĐVT: đồng/con
THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH
Trước cúm 3.429 33.600 9.389,12
Sau cúm 3.600 32.400 16.146,81
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành
Ngoài ra, các chi phí biến đổi là chi phí lớn nhất trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng đặc biệt là chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Bên cạnh đó chi phí con giống, thuốc thú y cũng là những chi phí khá lớn tiếp theo. Ngoài ra còn các chi phí khác như chất độn chuồng, lãi vay, mua vỉ đựng trứng …
Bảng 13: Các loại chi phí biến đổi khác trước và sau cúm
ĐVT: đồng/con