Đặc điểm chuồng trạ

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 26 - 27)

Trước khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện 100% hộ trong huyện nuôi ở hình thức trại hở. Chuồng trại dạng thô sơ thường các trại tre lá là chủ yếu, kiểu chuồng dạng sạp tre… Cơ sở vật chất của trại cũng còn thô sơ, ngoài các máng ăn, máng uống trại chỉ có hệ thống đèn chiếu sáng cho gà và dụng cụ phun xịt nước cho gà tuy nhiên đa số sử dụng thủ công dạng bình xịt tay.

Hiện tại các trại nuôi đã được nông hộ đầu tư xây dựng kiên cố trong đó toàn huyện có 100% hộ nuôi theo kiểu trại hở. Chuồng nuôi cho gà cho trứng là các dạng lồng: mỗi lồng 1,2m2, gồm 3 ô, mỗi ô có thể nuôi được khoảng 3 đến 4 con. Khi nuôi lồng 100% hộ đều sử dụng máng ăn dài treo ngoài lồng, còn máng uống dạng núm, các máng ăn và máng uống sẽ được bố trí theo dạng máng ăn ở trên,

máng uống ở dưới. Về cơ sở vật chất của trại nuôi hiện tại có 20% trại có sử dụng chụp sưởi ấm, 80% trại nuôi có vỉ hứng trứng, có 68% trại có sử dụng cân, 48% trại có bình đong, 92% trại có hệ thống phun nước, 84% trại có đồ bảo hộ lao động, 100% trại có đèn sưởi, chiếu sáng, 88% trại có hệ thống làm mát bằng quạt, có 32% trại có hệ thống làm mát bằng hơi nước.

Các trại nuôi sử dụng các chất độn chuồng gồm các loại như trấu, mạt cưa, vôi… Nhiệt độ trong chuồng thường khoảng 25 – 300 C, ẩm độ khoảng 80%. Chế độ chiếu sáng thay đổi theo tuổi gà.

Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà: trước khi đưa đàn gà mới vào nuôi hộ nuôi thường làm các công việc như: vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và thiết bị chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nếu trại có sử dụng chất độn chuồng, hộ sẽ chuẩn bị chất độn chuồng nhằm đảm bảo có đủ chất độn chuống khi bắt gà về nuôi. Bên cạnh đó hộ sẽ sửa chữa tu bổ chuồng trại, thiết bị và điều chỉnh sao cho phù hợp với số lượng gà mới.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w