Kiến, đề xuất cá nhân của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Án lệ với pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 64)

Trong suốt quá trình tìm hiểu, tổng hợp về án lệ - một loại nguồn pháp luật, nhóm nghiên cứu đề tài cũng đã hình thành những suy nghĩ và chính kiến của riêng mình về vấn đề này. Áp dụng án lệ ở Việt Nam có thực sự phù hợp và cần thiết? Thiết nghĩ đây là một vấn đề lớn, trong phạm vi của một bài nghiên cứu khoa học nhóm nghiên cứu xin được trình bày một vài quan điểm cá nhân nhằm góp phần thể hiện ý chí nguyện vọng của bản thân với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trên tinh thần bảo vệ công lý.

Việt Nam vốn là một quốc gia theo hệ thống luật thành văn. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu cơ bản quan trọng nhất của pháp luật, bởi lẽ các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các VBQPPL được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ tập thể nên tính khoa học tương đối cao. Tuy nhiên các VBQPPL vẫn còn có những hạn chế: chưa dự đoán được hết những tình huống xảy ra trong tương lai dẫn đến việc chưa có quy phạm pháp luật thành văn kịp thời điều chỉnh những tinh huống này. Vậy nên việc hiện diện của án lệ là một xu thế tất yếu trước đòi hỏi của thời đại. Án lệ thực sự là một nguồn pháp luật bổ sung hữu ích cho luật thành văn, điều này đã được trải nghiệm qua các nước thông luật.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc công nhận án lệ là một nguồn luật chính thức chưa thực sự phù hợp. Với một số lý do như: trình độ của các thẩm phán chưa cao. Tỉ lệ án sai, án oan, án phải sửa vẫn chưa hề giảm, điều đó đồng nghĩa với việc số lượng các vụ án oan trái tăng lên. Trong bối cảnh hội nhập, khi các thẩm phán chưa có kinh nghiệm về các tranh chấp quốc tế, không được tiếp cận thường xuyên với án lệ thế giới thì việc áp dụng án lệ quả là một bước đi nguy hiểm.

Hơn thế nữa, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò của tư pháp, với trung tâm là tòa án cần được nâng cao thì các thẩm phán phải được tự do tư duy và dùng lí lẽ bảo vệ công lí của mình một cách độc

lập, sáng tạo. Vậy khâu cần giải quyết ở đây là khâu đào tạo nhân lực thực hành luật, cụ thể là thẩm phán chứ không nên quy kết cho việc dùng nguồn luật nào, vì dù là nguồn luật nào thì thẩm phán cũng chỉ có nghĩa vụ duy nhất là bảo vệ công lí.

Góp phần ứng dụng được những ưu việt của án lệ, bổ sung cho nguồn pháp luật Việt Nam, nhóm thực hiện xin đề ra mấy biện pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất là công khai toàn bộ các bản án của các tòa án nhân dân các cấp. Điều này có thể thực hiện một cách dễ dàng với một trang web điện tử và một nhân viên kĩ thuật internet cho mỗi đơn vị tòa án. Việc làm này giúp pháp luật được công khai, thể hiện tính dân chủ, nâng cao quyền tự do thông tin của người dân. Qua các vụ việc cụ thể, người dân có thể đánh giá, phản biện góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật, phục vụ công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ hai là đăng tải định kì các vụ án giám đốc thẩm, các vụ án tiêu biểu trên các chuyên trang tạp chí. Các thẩm phán có thể lấy đó là nguồn hữu ích để học hỏi, hay kiến nghị lên cấp trên, đúc rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ của mình. Thật là không công bằng khi chỉ trau dồi kiến thức cho thẩm phán, những người đại diện cho công lí mà không nâng cao trình độ của luật sư, những người bảo vệ quyền vô tội hợp pháp của người dân. Vì thế, các vụ án được đăng tải định kì này nhất thiết phải bao gồm cả phần tranh tụng của luật sư.

Thứ ba là tuyển tập các vụ án tiêu biểu đặc biệt là trong các vụ án kinh tế, hành chính cùng với những đánh giá, bình luận từ phía các chuyên gia, từ đó đúc kết ra được nguyên tắc xét xử mang tính định hướng lâu dài, phục vụ công tác xét xử cũng như lập pháp.

Thứ tư là công tác đào tạo sinh viên luật cần gắn liền với hoạt động thực tiễn tại tòa án. Điều này đảm bảo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, và có thể bỏ các quy định tuyển chọn yêu cầu thẩm phán phải có ít nhất bốn năm hành nghế luật như hiện nay.

Trên cơ sở tìm tòi, suy nghĩ, tham khảo các tài liệu, đề tài đã trình bày được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với việc áp dụng án lệ ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu dựa trên những kết quả tìm hiểu đó, đã hình thành nên những ý kiến riêng nhằm góp phần thực hiện việc áp dụng án lệ ở Việt Nam trở nên hiệu quả nhất. Đây cũng chính là phần thể hiện rõ nhất kiến thức và hiểu biết của nhóm, là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu về đề tài. Nên hay không nên áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là một câu hỏi khó, chưa thể có một đáp án chính xác. Thông qua vốn hiểu biết và kiến thức về tình hình hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu chỉ muốn đóng góp những suy nghĩ, ý kiến của sinh viên về việc hoàn thiện pháp luật của đất nước tạo cơ sở cho công lý, công bằng được tồn tại. Thiết nghĩ đây cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bản thân nhóm nghiên cứu trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trên phương diện pháp lý. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng rằng trong thời gian tới Việt Nam sẽ có những biện pháp, phương hướng tốt nhất trong việc áp dụng án lệ với các công tác xét xử và thi hành án của tòa án.

Trong phạm vi một đề tài nghiên cứu khoa học, và cũng là lần đầu tiên tham gia nghiên cứu nên bản báo cáo này cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm cả về nội dung cũng như hình thức. Do vậy bản thân nhóm nghiên cứu rất mong muốn nhận được sự đánh giá, góp ý, phê bình của tất cả mọi người đặc biệt là của các thầy cô và các bạn sinh viên. Hy vọng rằng với tất cả những gì đã làm được, bản nghiên cứu này sẽ góp một phần nào đấy trong công cuộc phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực luật pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật-

Khoa luật ĐHQG HN, Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên).

2. Giáo trình Luật Hiến pháp. Khoa luật ĐHQG HN.

Nguyễn Đăng Dung (chủ biên).

3. Tinh thần pháp luật = De l'esprit des Lois : trích

dịch 166 chương cùng các tiểu dẫn và phụ lục / Montesquieu ; Ngd. : Hoàng Thanh Đạm . - H. : Giáo dục, 1996. - 316 tr.

4. Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ trọng tài

và kinh nghiệm : sách tham khảo / Hoàng Ngọc Thiết . - H.: Chính trị quốc gia, 2002. - 214 tr.

5. Pháp luật thực tiễn và án lệ / Đinh Văn Quế . - Đà

Nẵng : Nxb. Đà Nẵng, 1999. - 304 tr.

6. Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng

nhà nước pháp quyền : sách chuyên khảo / Lê Văn Cảm . - H. : ĐHQGHN,

2009. - 534 tr.

7. Đổi mới tổ chức, hoạt động giám định tư pháp . - H. :

Tư pháp, 2004. - 169 tr.

8. Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tập 3, tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp . - H. : Tư pháp, 2005. - 191 tr.

9. Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền / Cb. : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Đăng Dung . - H. : Tư pháp, 2004. - 251 tr.

10. Tạp chí nghiên cứu châu Âu

11. Tạp chí luật học 12. Tạp chí quản lí nhà nước 13. Tạp chí nhà nước và pháp luật 14. Tạp chí dân chủ và pháp luật 15. http://www.chinhphu.vn 16. http://e-lawreview.com

17. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com

18. http:// nclp.org.vn

19. http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn

Một phần của tài liệu Án lệ với pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 64)