Án lệ tại các nước theo hệ thống dân luật

Một phần của tài liệu Án lệ với pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 30)

Pháp luật châu Âu lục địa có đặc điểm cơ bản là nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp thông qua mà không áp dụng án lệ. Tuy nhiên trên thực tế án lệ đang hiện diện ngày một rõ ràng hơn tại chính những quốc gia theo hệ thống dân luật này. Dẫu vậy, mỗi quốc gia lại tìm ra cho mình một cách áp dụng án lệ độc đáo và không hề theo một khuôn mẫu nào.

1.3.2.1 Án lệ tại Pháp

Trước khi Bộ luật Dân của Pháp ra đời, thực tế Thẩm phán Pháp có quyền đưa ra những phán quyết mang tính hướng dẫn chung. Tuy nhiên khi Bộ luật này đi vào thực hiện, thực tế trước đó bị phủ nhận bởi Điều 5 Bộ luật Dân sự. Án lệ vẫn chưa được quốc gia này công nhận là một nguồn pháp luật chính thống và ngay cả tòa án cũng không được phép giải thích luật. Tuy nhiên tại Pháp, dù không có luật thì thẩm phán vẫn phải ra phán quyết nếu không muốn bị kiện vì không đảm bảo công lí. Do đó các vị quan tòa vẫn phải dựa trên các tập tục, đạo

đức để phán xét, từ đó các bản án được áp dụng tương tự khi có tình huống tương tự. Mặc dù vậy, khi xét xử, tòa án không được viện dẫn các phán quyết trước đây mà chỉ được phép dựa vào các văn bản pháp luật. Các phán quyết của tòa án, đặc biệt là tòa án Pháp( the Cour de casation) thường được các tòa án cấp dưới tuân thủ mặc dù luật không quy định họ phải tuân theo.

Nói chung Án lệ ở Pháp vẫn còn là một vấn đề cần nhiều lí giải, nhưng ta có thể hiểu điều này bằng lời của một luật gia nổi tiếng người Pháp khi ông nói về vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật ; rằng lịch sử tư pháp Pháp cho thấy án lệ đã trở thành một trong những nguồn luật quan trọng của Pháp ngay cả khi các Thẩm phán không được phép đưa ra những hướng dẫn chung và ngay cả chính khi các phán quyết chỉ có giá trị pháp lý đối với vụ án cụ thể mà thôi.

1.3.2.2 Án lệ tại Đức

Án lệ không có hiệu lực pháp lý bắt buộc tại Đức hay nói cách khác, không một tòa án nào có nghĩa vụ phải tuân thủ các phán xét của các tòa án cấp trên hoặc cùng cấp. Tuy nhiên thực tế lại tìm cách chứng minh rằng, việc áp dụng án lệ ở Đức vẫn có những ngoại lệ. Đó là :

Thứ nhất, các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang về tính hợp hiến của văn bản pháp luật nào đó hoặc tính tuân thủ của văn bản pháp luật của bang đối với pháp luật liên banmg được coi là quyết định mang tính pháp lý có giá trị như một đạo luật áp dụng chung chứ không phải đối với vụ việc cụ thể đó.

Thứ hai, khi tòa án cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm và giao tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án thì tòa án cấp sơ thảm khi xét xử lại vụ án đó có trách nhiệm phải tuân thủ những nhận định mang tính áp dụng pháp luật mà tòa án cấp phúc thẩm đã nêu ra.

Thứ ba, thực tế xét xử cho thấy các Tòa án Đức cố gắng đảm bảo việc áp dụng và giải thích pháp luật của tòa án cấp trên được thi hành một cách thông nhất. Thực tế các bản án, các quyết định của Tòa án cấp trên có những ảnh hưởng rất lớn đối với các phán quyết của các tòa án cấp dưới. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa tòa cấp trên và tòa cấp dưới thì chiến thắng của tòa án cấp trên là điều có thể dự đoán được bởi lẽ cuối cùng tòa án cấp trên cũng sẽ xét lại vụ án này một lần nữa

nếu như tòa án cấp dưới không chịu thống nhất với phán quyết của họ hoặc đương sự tiếp tục kháng cáo, trừ khi tòa án cấp trên từ bỏ nhân định trước đây của mình. Ba yếu tố để dẫn tới sức nặng, tính tiên quyết trong các phán quyết của tòa án cấp trên đó là : 1.tính thuyết phục của các phán quyết của tòa án cấp trên thường là lớn hơn so với phán quyết của tòa án cấp dưới ; 2.trình độ nghiệp vụ, lí lẽ của các Thẩm phán của tòa án cấp trên đương nhiên cao hơn, sâu sắc và thuyết phục hơn trình độ nghiệp vụ, lí lẽ của các Thẩm phán thuộc tòa án cấp dưới ; 3. Các tòa án cấp dưới thường có xu hướng tuân theo phán quyết của các tòa án cấp trên trong việc giải quyết mỗi một vụ án cụ thể bởi phản đối là việc làm phi kết quả của các tòa án cấp dưới. Đây có thể xem như là điều khẳng định sự ảnh hưởng khó có thể phủ nhận của án lệ lên ngay cả những nước có truyền thống không chấp nhận án lệ như Đức.

1.3.2.3 Án lệ tại Mexico

Mexico là một nước theo hệ thống dân luật, xong hiến pháp sửa đổi năm 1917 đã quy định án lệ được coi là một nguồn của pháp luật. Tương tự như Mĩ, án lệ tại Mexico chính là cách giải thích hiến pháp và luật của tòa án và tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Chỉ các bản án, quyết định của tòa án tối cao tại phiên họp toàn thể hay của các tòa trong tòa án tối cao hoặc tòa án tập thể khu vực mới được coi là án lệ.

Án lệ chỉ được hình thành sau khi có ít nhất 5 bản án, quyết định liên tục giống nhau của các tòa án nêu trên về những vụ án có tình tiết tương tự và các bản án này phải được đa số thành viên hội đồng thẩm phán tán thành.

Án lệ chỉ có hiệu lực áp dụng trong nội bộ ngành tòa án, tuy nhiên trên thực tế, các cá nhân, tổ chức ngoài tòa án ngày càng có xu hướng tuân theo án lệ.

Án lệ có thể được thay đổi nếu thấy sai sót hoặc không còn phù hợp, tuy nhiên thủ tục thay đổi án lệ cũng cần ít nhất 5 bản án quyết định liên tục giống nhau phủ nhận án lệ đã có trước.

1.3.2.4 Án lệ tại Nhật Bản

Năm 1947 – Luật Tòa án được thông qua tại Nhật, án lệ chính thức được thừa nhận ở Nhật Bản, tuy nhiên vẫn chưa được coi là một nguồn luật chính thức.

Án lệ được công bố công khai trên trang web của Toà án tối cao Nhật Bản và một số các trang web của tư nhân khác. Toà án tối cao Nhật Bản có một tạp chí nhỏ phát hành 2 lần mỗi tháng và được phát tới tay tất cả các nhân viên Toà án trong đó có đăng các án lệ. Các báo, tạp chí khác cũng hay đăng các bản án đã được công bố trở thành án lệ. Đặc biệt, Toà án tối cao có một cơ sở dữ liệu dành cho nhân viên của Toà án trong đó cập nhật thường xuyên các án lệ và các bài nghiên cứu lý luận, các bản án của các Toà án khác. Khi xét xử bắt buộc các Thẩm phán phải tìm hiểu, nghiên cứu những án lệ đã có về những tình huống tương tự. Thẩm phán có thể truy cập, tra cứu các án lệ các bản án của các Toà án khác hay những văn kiện liên hệ tới án lệ đó bắng máy tính theo một số tiêu chí (các điều kiện lọc) được định sẵn.

Việc áp dụng máy tính tra cứu các án lệ theo các tiêu chí định sẵn khiến cho việc tra cứu rất nhanh, tiện lợi, tuy nhiên điều này đòi hỏi phải sắn có một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ

Cơ sở của việc áp dụng án lệ tại Nhật Bản

Để áp dụng thống nhất pháp luật thì cần phải làm rõ nội dung của luật tới mức có thể áp dụng để giải quyết một vụ án cụ thể.

Thực tế Bộ luật dân sự Nhật Bản ban hành năm 1898 gồm 1044 điều, các án lệ về các điều khoản này chứa đựng trong các án lệ của Toà án tối cao Nhật Bản gồm 9700 án lệ, trong đó của Đại thẩm viện (Toà án tối cao trước kia) là 7500 án lệ và của Toà án tối cao hiện nay là 3200 án lệ. Cho đến nay Bộ luật dân sự Nhật Bản đã hơn 100 năm tuổi nhưng các án lệ vẫn liên tục được bổ xung. Điều đó cho thấy chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật không thôi thì không thể đủ mà chúng cần được làm rõ thông qua các giải thích cụ thể, đó chính là việc áp dụng các án lệ.

Một cơ sở nữa để xây dựng và áp dụng án lệ tại nhật Bản là xuất phát từ tâm lý của con người, con người có thói quen tâm lý tuân theo những tiền lệ và những nhận định của cấp trên cho nên xây dựng một chế độ án lệ cũng phải dựa trên những yếu tố tâm lý như vậy. Khi thiết chế về án lệ có đủ sức mạnh thì mọi bản án nhận định của Toà án tối cao đều trở thành pháp luật.

Nguyên tắc của việc áp dụng án lệ

Pháp luật Nhật Bản quy định quyền kháng cáo 2 cấp. Để áp dụng án lệ thì cần thiét phải tạo cho án lệ có sức mạnh, những bản án, nhận định của Toà án tối cao phải được tôn trọng và tuân theo, tuy nhiên sức mạnh của án lệ ở Nhật Bản không mạnh như ở Anh, Mỹ. Mục tiêu của Nhật Bản chỉ là hy vọng các án lệ sẽ được tôn trọng và tuân theo.

Ở Nhật Bản hiện tại đang xen giữa hai hình thức, vừa có luật thành văn, vừa có án lệ. Nhật Bản cho rằng cơ chế hiện tại là tối ưu vì khi xét xử Thẩm phán tuân theo pháp luật và tôn trọng những án lệ.

Chỉ xét xử của Toà án cấp cao nhất mới có thể trở thành án lệ, tuy nhiên, ở Nhật Bản trong trường hợp không có án lệ đối với vấn đề của một vụ án cụ thể thì Thẩm phán hoàn toàn có thể tham khảo những bản án của những Toà án khác (thậm chí Toà án cấp dưới) về vụ án tương tự (tham khảo tiền lệ xét xử). Nếu Thẩm phán tán thành quan điểm pháp lý thể hiện trong các bản án đó thì sẽ tiến hành xét xử trên quan điểm pháp lý đó về vấn đề tương tự. Trường hợp này không phải Thẩm phán đã áp dụng án lệ mà đó là kết quả của quá trình tư duy của Thẩm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Các bản án xét xử trước hoàn toàn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những Thẩm phán xét xử sau. Ở Nhật bản, ngoài tập án lệ của Toà án tối cao thì cũng có những tập giống như án lệ nhưng của của Toà án cấp dưới và nó không phải qua những bước thẩm định, biên soạn khắt khe như biên soạn án lệ. Những bản án này cũng được đăng công khai và là nguồn tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với các Thẩm phán trong hoạt động xét xử.

Để tạo ra sức mạnh cho án lệ tức là làm sao ràng buộc các Thẩm phán tuân theo? Ở Nhật Bản người ta luôn đề cập tới, bàn thảo tới vấn đề án lệ tại các cuộc

họp, các lớp đào tạo; người ta nghiên cứu và khuyến cáo thực hiện chứ không áp đặt Toà án cấp dưới tuân theo. Việc tìm hiểu về án lệ, nội dung án lệ được coi là một môn luật học và được giảng dạy ở trường đại học, người ta luôn giáo dục nó trở thành tâm niệm và tư thế của Thẩm phán ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Án lệ với pháp luật Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w