Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Giao Trinh Dau Tu Quoc Te (Trang 47 - 49)

- Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là

b. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư

Các biện pháp liên quan trực tiếp đến đầu tư ra nước ngoài và một số biện pháp khác có liên quan gián tiếp đến đầu tư ra nước ngoài các của các nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng và đến lượng vốn của nước đó chảy ra nước ngoài. Các nước có thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các chủ đầu tư nước mình tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế, hoặc cấm đầu tư ra nước ngoài.

- Tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư. Các Hiệp định này thường có các qui định bảo hộ và khuyến

khích hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên.

- Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầu

tư ra nước ngoài có nguy cơ gây ra cho các chủ đầu tư rất nhiều rủi ro. Các hãng bảo hiểm tư nhân có thể bán các hợp đồng bảo hiểm cho các chủ đầu tư ra nước ngoài để bảo hiểm chống lại một số rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro đặc biệt là các rủi ro về chính trị và phi thương mại (bị quốc hữu hóa, tổn thất do chiến tranh, ...) các công ty bảo hiểm tư nhân không sẵn sàng đứng ra bảo hiểm. Chính vì vậy, nếu Chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư của các nước đó sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

- Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các

chủ đầu tư (chính phủ cấp vốn, cấp tín dụng hoặc tham gia góp vốn vào dự án đầu tư ở nước ngoài); hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (KCX, KCN, cầu, đường, ...); tài trợ cho các chương trình đào tạo của các dự án FDI ở nước ngoài; miễn hoặc giảm thuế (miễn thuế chuyển nhượng tài sản, giảm thuế cho các chủ đầu tư đầu tư vào các ngành hay địa bàn khuyến khích đầu tư, ...), hoãn nộp thuế đối với các khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài, ký các DTT với nước nhận đầu tư.

- Khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ

giúp về kỹ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngoài có kèm theo chuyển giao công nghệ. Các biện pháp này thường được chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng để khuyến khích các chủ đầu tư nước mình chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển thông qua FDI. - Trợ giúp tiếp cận thị trường, dành ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuế

quan) cho hàng hóa của các nhà đầu tư nước mình sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở lại nước chủ đầu tư. Nước chủ đầu tư cũng có thể đàm phán để nước nhận đầu tư dỡ bỏ các rào cản đối với FDI và với thương mại giữa hai nước. Nước chủ đầu tư có thể tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực, liên khu vực hoặc quốc tế để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư nước mình trong quá trình đầu tư và tiến hành trao đổi thương mại với các nước khác.

- Cung cấp thông tin và trợ giúp kỹ thuật. Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính

phủ đứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường và cơ hội đầu tư ở nước nhận đầu tư (hành lang pháp lý, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các thông tin cụ thể của ngành, lĩnh vực hay địa bàn đầu tư). Việc hỗ trợ kỹ thuật cho nước nhận đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư, cải cách luật pháp, chính sách theo hướng rõ ràng, minh bạch hơn và nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động FDI.

Các biện pháp hạn chế đầu tư

- Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soát cán cân thanh toán, hạn chế

thâm hụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này.

- Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài

(chủ đầu tư phải nộp thuế thu nhập hai lần cho nước nhận đầu tư và cho cả nước chủ đầu tư); có các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước khiến cho đầu tư ra nước ngoài kém ưu đãi hơn, áp dụng các chính sách định giá chuyển giao để xác định lại các tiêu chuẩn định giá, từ đó xác định lại thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty có hoạt động đầu tư ra nước ngoài, ...

- Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch hay

các rào cản phi thương mại khác đối với hàng hóa do các công ty nước mình sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở lại.

Cấm đầu tư vào một số nước. Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị,

nước chủ đầu tư có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt động đầu tư ở một nước nào đó.

Một phần của tài liệu Giao Trinh Dau Tu Quoc Te (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w