- Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là
4. Một số lý thuyết về FD
Các lý thuyết về đầu tư quốc tế tìm cách lý giải xem khi nào nên tiến hành FDI. Để giúp việc tìm hiểu lý thuyết về FDI có thể dựa vào các câu trả lời cho các câu hỏi truyền thống : 5W và 1H
Who – Ai là nhà đầu tư? Một doanh nghiệp mới hay một MNE đã được thành lập? insider or outsider?
What – Loại hình đầu tư gì? Greenfield hay brownfield? mua lại và sáp nhập? đầu tư lần đầu hay đầu tư bổ sung?
Why – Tại sao đầu tư ra nước ngoài? Doanh nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí.
Where – Tiến hành đầu tư ở đâu? Lựa chọn địa điểm đầu tư – lựa chọn này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, xã hội/văn hóa và chính trị.
When – Khi nào doanh nghiệp chọn cách đầu tư ra nước ngoài? Thời điểm quyết định xâm nhập thị trường nước ngoài bị ảnh hưởng bởi tuổi của sản phẩm, tính đa quốc gia của doanh nghiệp.
How – Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Cách nào được lựa chọn để xâm nhập vào thị trường nước ngoài? Lựa chọn bao gồm xuất khẩu, cấp license, franchising, FDI.
a. Các học thuyết vĩ mô
Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài của Mac Dougall:
Với giả thiết:
- Có 2 quốc gia, 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển
- Chỉ có hoạt động đầu tư của hai quốc gia trên, không có sự tham gia của nước thứ 3
- Sản lượng cận biên6 của hoạt động đầu tư giảm dần khi vốn đầu tư tăng
Sơ đồ : Mô hình về lợi ích của FDI
Một nước phát triển có sản lượng cận biên thấp (thừa vốn) sẽ đầu tư sang một nước đang phát triển có sản lượng cận biên cao (thiếu vốn)
Nước phát triển Nước đang phát triển
Trước FDI
GDP=GNP=MO1QN GDP=GNP=mO2Qn
Sau FDI
Vốn giảm, năng suất cận biên tăng Vốn tăng, năng suất cận biên giảm