3. Đề xuất giải pháp nhằm ứng dụng văn hoá trong marketing mix vào hoạt
3.2.4. Ứng dụng văn hoá vào hoạt động xúc tiến bán hàng
http://svnckh.com.vn 52
Trước hết, với thực trạng phần lớn các cửa hàng kinh doanh tơ lụa ở Phố Cổ Hà Nội không mấy quan tâm đến vấn đề quảng cáo, các chủ hàng kinh doanh tơ lụa cần hiểu rằng quảng cáo là một kênh thông tin quan trọng. Với thời buổi công nghệ thông tin hiện đại và phổ biến như hiện nay, các cửa hàng bán lụa hoàn toàn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình trên các website riêng. Bên cạnh đó cũng có thể quảng cáo bằng cách kết hợp với các khách sạn để trưng bày sán phẩm tại khách sạn, đồng thời để lại tờ rơi, card visit để khách du lịch nghỉ tại khách sạn biết đến tên tuổi và địa chỉ của mình. Nội dung quảng cáo cần đặc biệt chú ý đến tính truyền thống của sản phẩm, quảng bá cho những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam.
Một hình thức quảng cáo khác cho sản phẩm lụa truyền thống được rất nhiều khách du lịch chú ý và có cảm tình là nhân viên bán hàng mặc quần áo truyền thống của Việt Nam được làm từ lụa. Đây là cách quảng cáo trực tiếp hiệu quả và gây được ấn tượng tốt với khách hàng về sản phẩm.
Để quảng cáo cho cửa hàng, đồng thời giới thiệu cho khách hàng những nét độc đáo của mặt hàng lụa mà khách hàng không thể nhìn thấy được, cửa hàng cũng có thể in những tờ rơi minh hoạ quy trình sản xuất lụa bằng hình ảnh, đi kèm với diễn giải bằng nhiều thứ tiếng khác nhau giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm lụa. Cách này sẽ gây được sự chú ý và cảm tình của khách hàng đến cửa hàng.
Bên cạnh đó, các cửa hàng tơ lụa ở Phố Cổ Hà Nội có thể đưa hình ảnh lụa Việt Nam của cửa hàng mình ra thị trường quốc tế bằng cách kết hợp với các hãng thời trang nước ngoài hay các nhà thiết kế thời trang đang tìm chất liệu cho bộ sưu tập của mình. Một bài học có thể rút ra từ lụa Tân Châu ở An Giang: Khi lụa Tân Châu bảy màu được tung ra thị trường, lập tức đã lọt vào tầm ngắm của nhà thiết kế Võ Việt Chung - lúc này đang tìm kiếm chất liệu để làm đề tài tốt nghiệp cho khoá tu nghiệp của mình ở nước Ý. Nét quý phái, sang trọng của chất liệu Lãnh Mỹ A đã quyến rũ Võ Việt Chung thiết kế ra 2 bộ sưu tập ấn tượng mang vẻ vừa cổ điển, vừa hiện đại, đó là: “Mơ về châu Á”- trình diễn tại Tuần lễ thời trang quốc tế Malaysia tại Kuala Lumpur cuối tháng 11/2004 và “Sự hồi sinh” tại Tuần lễ thời trang châu Âu diễn ra tại Berlin, Đức tháng 7/2005. Sự xuất hiện trên sàn diễn thời trang cho dù là trong nước
http://svnckh.com.vn 53
hay quốc tế chắc chắn sẽ đem lại tên tuổi và vị trí vững chắc cho sản phẩm lụa trên thị trường.
3.2.4.2. Ứng dụng trong chính sách xúc tiến bán hàng
Bên cạnh chính sách giảm giá mà phần lớn các cửa hàng bán tơ lụa ở Phố Cổ Hà Nội đã thực hiện được, các cửa hàng cũng cần chú ý tới chính sách tặng quà- hình thức chưa được áp dụng nhiều tại đây. Những quà tặng đi kèm với sản phẩm có giá trị cao hoặc quà giành cho khách mua nhiều hàng có thể không cần phải cầu kì hay giá trị lớn nhưng chắc chắn sẽ để lại được ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách mua hàng vì nó thể hiện sự quan tâm của cửa hàng tới khách hàng. Chính sách này đã góp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động kinh doanh của cửa hàng Hương Chi trong làng nghề Vạn Phúc, khi người chủ hàng “luôn sáng tạo trong cách khuyến mại những chiếc ví tơ tằm nhỏ, càvạt, chiếc khăn tơ bay… cho khách mua nhiều hàng” (theo
www.vtc.vn)
Giữ mối liên hệ với khách hàng cũng là một trong những dịch vụ hậu mãi ít được các cửa hàng bán lụa ở khu Phố Cổ Hà Nội này quan tâm. Những cửa hàng ở đây, có thể giữ mối liên hệ với khách hàng bằng cách giữ lại địa chỉ email của họ, sau đó thông qua địa chỉ này cảm ơn khách hàng đã mua sản phẩm tại cửa hàng, đồng thời giới thiệu đến khách hàng những mặt hàng mới. Duy trì mối liên hệ này trong một thời gian dài bằng cách quảng cáo cho những sản phẩm mới hay thông báo mùa giảm giá cho khách hàng. Như vậy cơ hội để khách hàng biết đến sản phẩm lụa Việt Nam sẽ được mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở chuyến đi của khách du lịch đến Việt Nam. 3.2.4.3. Đào tạo về văn hoá cho nhân viên bán hàng
Việc hiểu được vai trò của ngữ cảnh hay ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ cũng rất quan trọng,. Để hiểu được điều này, nhân viên bán hàng tại đây cần được đào tạo những kĩ năng giao tiếp phù hợp với từng đối tượng khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau. Tối thiểu họ cũng cần được trang bị những kiến thức về văn hoá trong giao tiếp cơ bản của những đất nước mà người dân ở đó thường xuyên lấy Phố Cổ Hà Nội làm điểm đến du lịch. Đào tạo một cách bài bản có thể tốn kém, song để tiết kiệm chi phí, bước đầu, chủ các cửa hàng tơ lụa có thể tổng kết những kinh nghiệm đã có và truyền đạt lại cho nhân viên bán hàng, hoặc đầu tư một phần kinh phí vào việc sưu
http://svnckh.com.vn 54
tầm các tài liệu liên quan đến văn hoá giao tiếp trong kinh doanh quốc tế để nhân viên bán hàng đọc và học hỏi.
Bên cạnh những hiểu biết về văn hoá nước ngoài để có được phương thức giao tiếp phù hợp với khách hàng, việc hiểu biết về văn hoá Việt Nam, cụ thể là văn hoá truyền thống đặc trưng trong sản phẩm lụa ở Phố Cổ Hà Nội, là điều hết sức quan trọng với nhân viên bán hàng tại đây. Nói như nghệ nhân Trịnh Văn Mão, thuộc lớp người cao tuổi nhất làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Tây) “Cả người bán và mua phải biết thưởng lụa, nếu không, vẻ đẹp đặc biệt của lụa cũng sẽ lẫn trong muôn nghìn thứ vải vóc hàng hoá khác. Phải có văn hoá ứng xử với lụa…”11
Văn hoá này chỉ có thể thấm nhuần khi người bán hàng được trang bị đầy đủ kiến thức về lụa, quy trình sản xuất ra lụa, cách phân loại lụa,… Những kiến thức này chủ hàng phải là người nắm được trước tiên để sau đó có thể đào tạo lại cho nhân viên bán hàng của mình.
Một trong những yếu tố mấu chốt trong giao tiếp với khách hàng là vấn đề ngôn ngữ. Tất cả các khách hàng trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu khoa học đều mong đợi người bán hàng biết ngoại ngữ để có thể tư vấn, giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm. Vì vậy, các cửa hàng bán lụa tại Phố Cổ Hà Nội cần đặc biệt chú ý đến khả năng ngoại ngữ của nhân viên bán hàng. Một gợi ý cho vấn đề tuyển dụng nhân viên bán hàng của các cửa hàng tại đây là sinh viên, đặc biệt là sinh viên các khối ngành ngoại ngữ , là một nguồn cung đáng tin cậy bởi họ được đào tạo bài bản về ngoại ngữ, nhiệt tình và có tinh thần học hỏi, đổi mới, hơn nữa thường không đòi hỏi quá cao về thù lao. Nếu các cửa hàng bán lụa ở Phố Cổ Hà Nội có những thông báo rộng rãi và công khai về vấn đề tuyển dụng, sau đó có tuyển chọn kĩ kàng, họ sẽ có cơ hội tìm được những nhân viên bán hàng chất lượng hơn.
3.2.4.4. Ứng dụng trong văn minh thương mại
Cách bài trí cửa hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ấn tượng của khách hàng về cửa hàng và dẫn đến quyết định mua hàng của họ. Bài trí không thể
11
http://svnckh.com.vn 55
chỉ đơn thuần là cách bày hàng để khách hàng trông thấy sản phẩm mà còn là cách tôn lên giá trị của sản phẩm. Bài trí cửa hàng bán lụa trong thời kì hội nhập không nên chỉ dừng lại ở phong cách văn hoá Việt Nam truyền thống mà nên học hỏi cả phong cách hiện đại của văn hoá phương Tây như đề cao tính độc đáo, mẫu mã sản phẩm được treo hoặc xếp theo kiểu phân loại, gọn gàng, dễ thấy. Quan trọng là bài trí để khách hàng khi bước chân vào cửa hàng vừa cảm nhận được những nét riêng đặc sắc của văn hoá Việt Nam truyền thống, vừa thấy thoải mái với cách bài trí hiện đại và mới mẻ. Về vấn đề này, các cửa hàng lụa ở Phố Cổ Hà Nội nên có người thiết kế bài trí riêng, tìm sự tư vấn của những người am hiểu về nghệ thuật bài trí, hoặc tự tìm hiểu thông qua sách báo để nắm bắt được những xu hướng cơ bản trong bài trí cửa hàng hiện đại.
http://svnckh.com.vn 56
KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra cho hoạt động kinh doanh mặt hàng lụa ở khu Phố Cổ Hà Nội nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức. Không dễ để xây dựng nên một tên tuổi nổi tiếng hay một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước về một sản phẩm rất truyền thống nhưng cũng đòi hỏi phương thức kinh doanh hiện đại hội nhập với xu hướng của thế giới. Trong hoàn cảnh đó, việc áp dụng văn hoá trong Marketing mix vào hoạt động kinh doanh mặt hàng tơ lụa ở Phố Cổ Hà Nội là một xu thế khách quan và nhu cầu cấp thiết. Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên cứu khoa học đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, xây dựng một bản báo cáo chi tiết nêu lên những thực trạng trong
việc kinh doanh mặt hàng lụa và thực trạng áp dụng Văn hóa trong Marketing mix vào hoạt động kinh doanh mặt hàng lụ
Thứ hai, đề xuấ ấp nhà nước và các cửa hàng buôn
bán lụa ở khu Phố Cổ Hà Nộ
ki ể hoạt động này đượ
Với nguồn tài liệu tương đối khan hiếm và thời gian thực hiện đề tài có hạn, đề tài nghiên cứu khoa học này còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên với mong muốn được tìm tòi nghiên cứu về hoạt động buôn bán mặt hàng lụa ở Phố Cổ Hà Nội và tìm ra những giải pháp hữu ích, có tính thực tiễn cho hoạt động này, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để có thể lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực này.
http://svnckh.com.vn 57
Tài liệu tham khảo
I. Sách
1. Kotler, Philip(1985) Marketing management, Analysis Planning and Control.
Canada: Prentice Hall
2. Kotler, Philip (2003) Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế
thị trường. Việt Nam: NXB Hồ Chí Minh.
3. Naunton, Jon (2002) Head for Business, Oxford University Press, UK.
4. Ray, Nick and Dragicevich, Peter and Louis, Regis (2007) Lonely Planet (9th Ed.). America: Lonely Planet Publication Pty Ltd.
5. Schneider, Susan and Barsoux, Jean – Louis (2003) Managing Across Cultures (2nd Ed.). London: Prentice Hall (Finanacial Times).
6. Tập thể tác giả Đại học Ngoại Thương (2000) Marketing lý thuyết . Việt Nam: NXB Giáo Dục.
7. Usunier, Jean-Claude and Lee, Julie (2005) Marketing Across Culture (4th Ed.) Europe: Prentice Hall (Financial Times).
8. Shorter Oxford English Dictionary (2002), New York: Oxford University Press.
II. Báo và Tạp chí
Các bài viết trong Báo Người Hà Nội, Báo Thương Mại, Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm số 23/2004.
III. Websites
1. Ánh Ngọc. Lụa Tân Châu từ “giấc mơ tìm màu” đến sàn diễn quốc tế.
Retrieved January 17, 2008. From
http://cema.gov.vn/modules.php?mid=9445&name=Content&op=details#ixzz0 LX25b9UA
2. Sự Hải. Thời của lụa. Retrieved July 18, 2009. From http://www.vtc.vn/13- 4038/van-hoa/thoi-cua-lua.htm
3. Các nghề truyền thống. From
http://www.hanoi2010.org/vi/pagesEditos.asp?IDPAGE=120&sX_Menu_selec tedID=m1_A72C7C5D
http://svnckh.com.vn 58
4. Có một “Hà Nội quê lụa”. Retrieved August 3, 2008. From
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=70942
5. Hội An làm ăn qua net. Retrieved October 26, 2002. From http://vietbao.vn/Vi- tinh-Vien-thong/Hoi-An-lam-an-qua-net/10793456/217/
6. Lịch sử khu đô thị. From
http://www.hanoi2010.org/vi/pagesEditos.asp?IDPAGE=105&sX_Menu_selec tedID=m1_73B9A081
7. Phố cổ Hà Nội. From http://www.cinet.gov.vn/sacmau/phoco/p1.htm#top
8. Phố Hàng Gai. From
http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/phoco/group2/group2_3/page2_3_81. htm
http://svnckh.com.vn 59
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG NƢỚC NGOÀI KHI MUA SẮM TẠI CÁC CỬA HÀNG LỤA TẠI HÀ NỘI.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu thực trạng phân phối mặt hàng lụa tại khu Phố cổ Hà Nội, nhóm sinh viên truờng Đại Học Ngoaị Thương đang tiến hành thăm dò ý kiến và đánh giá của du khách nước ngoài khi đi mua sắm tại các cửa hàng tơ lụa tại khu phố cổ Hà Nội.
Đề tài “Ứng dụng văn hoá trong Marketing mix vào việc kinh doanh mặt hàng tơ lụa ở phố cổ Hà Nội trong thời kì hội nhập” do sinh viên trường Đại học Ngoại Thương thực hiện rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng.
A- Thông tin phỏng vấn
1. Tên: 2. Quốc tịch:
3. Lý do tới Việt Nam:
4. Khách hàng đã tới thăm nhiều cửa hàng lụa tại Hà Nội chưa? 5. Mục đích mua sản phẩm lụa (cá nhân/ quà tặng..)
6. Khách hàng đã tới thăm các cửa hàng lụa trên thế giới chưa? So sánh:
7. Điều gì làm khách hàng hài lòng nhất khi đi mua sắm tại các cửa hàng lụa ở khu phố cổ Hà Nội?
8. Theo ý kiến cá nhân, các cửa hàng lụa tại khu phố cổ Hà Nội nên cải thiện điều gì? B- Câu hỏi đánh giá về các yếu tố trong 4P.
Xin quý khách vui lòng đánh dấu X vào ô Có/ Không/ Không ý kiến.
stt Câu hỏi
Ý kiến
Có Không Không ý kiến
1 Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại? 2 Sản phẩm cuả cửa hàng có nét độc đáo riêng? 3 Sản phẩm được làm từ chất liệu lụa cao cấp?
http://svnckh.com.vn 60
4 Sản phẩm phản ánh văn hóa Việt Nam? 5 Giá cả của sản phẩm hợp lý?
6 Giá cả được niêm yết rõ ràng? 7 Việc thoả thuận giá khá dễ chịu? 8 Các hình thức khuyễn mãi hấp dẫn? 9 Dịch vụ hậu mãi chu đáo?
10 Địa điểm cửa hàng thuận tiện cho việc mua sắm?
11 Môĩ cửa hàng có phong cách riêng? 12 Cách bài trí thuận tiện cho việc chọn đồ?
13 Thiết kế của cửa hàng mang nét văn hóa Việt Nam?
14 Người bán hàng có ngoại ngữ tốt?
15 Người bán hàng có giao tiếp cử chỉ dễ chịu? 16 Người bán hàng chuyên nghiệp trong kĩ năng
bán hàng?
17 Người bán hàng thể hiện được yếu tố văn hóa?
http://svnckh.com.vn 61
PHỤ LỤC 2
BẢN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG LỤA Ở PHỐ CỔ HÀ NỘI
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối mặt hàng tơ lụa trong thời kì hội nhập, các cửa hàng ở phố cổ Hà Nội cần hiểu tầm quan trọng và ứng dụng được văn hoá trong Marketing mix vào mọi mặt của hoạt động phân phối.
Đề tài “Ứng dụng văn hoá trong Marketing mix vào việc phân phối mặt hàng tơ lụa ở phố cổ Hà Nội trong thời kì hội nhập” do sinh viên trường Đại học Ngoại Thương thực hiện rất mong nhận được sự hợp tác của cửa hàng anh/ chị.
Xin anh/ chị vui lòng viết hoặc khoanh tròn vào câu trả lời thích hợp
1. Đối tượng khách hàng chủ yếu của cửa hàng là:
a. Người Việt Nam b. Người nước ngoài
2. Thời điểm bán hàng thuận lợi nhất trong năm là:
a. Theo mùa
b. Vào ngày lễ (ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ,...)
c. Thời điểm các sự kiện quốc tế được tố chức tại Hà Nội (APEC...)
d. Thời điểm khác (xin nêu rõ) ...
3. Lí do anh/ chị chọn bán mặt hàng lụa và các sản phẩm từ lụa là:
a. Đây là nghề truyền thống của gia đình anh/ chị
4. Mẫu mã sản phẩm của cửa hàng anh/ chị sản xuất theo: