Chủ trương đường lối của Đảng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 53 - 55)

II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

1. Chủ trương đường lối của Đảng

Trong thời kỳ 1991 - 2005, Đảng đã đề ra những chủ trương đường lối liên quan tới đổi mới công nghệ như sau:

+ Nghị quyết 26 của Bộ chính trị (3/1991) về KH&CN trong thời kỳ đổi mới, trong đó có những chủ trương về thúc đẩy đổi mới công nghệ như sau:

• Đổi mới và nâng cao trình độ trong các ngành chế tạo máy và sản xuất vật liệu để nâng cao chất lượng các loại thiết bị, phụ tùng cho sản xuất,cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng nhập khẩu.

• Tiếp nhận có chọn lọc công nghệ chuyển giao từ người ngoài đi thẳng vào công nghệ tiên tiến và thích hợp có hiệu quả cao cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường.

• Dành một quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thôngn tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là từ những nước có trình độ phát triển cao.

+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) nêu yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động khoa học tự nhiên và công nghệ là "phải tập trung vào việc cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nước hiện có, hiện đại hoá những công nghệ truyền thống có ý nghĩa kinh tế, xã hội cao, lựa chọn tiếp thu công nghệ mới. Tập trung phát triển trọng điểm một số lượng công nghệ hiện đại…". Nghị quyết Đại hội đã đề ra mục tiêu phải đạt tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm của các ngành sản xuất từ 10% trở lên, trong đó tập trung vào việc ứng dụng công nghệ tiến bộ.

+ Nghị quyết lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1996) đã tập trung nêu định hướng chiến lược phát triển KH&CN

trong thời kỳ này và nhiệm vụ đến năm 2000 nghị quyết nêu rõ: về công nghệ, giai đoạn 1996 - 2000 cần lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính. Tạo được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đi thẳng vào các công nghệ tiến triển nhất; đồng thời đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với những lĩnh vực có cơ sở vật chất kỹ thuật và sản xuất có hiệu quả.

+ Bộ chính trí ra chỉ thị số 63/CT - TƯ (2/2001) về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nông nghiệp nông thôn. Theo đó có những chủ trương như:

• Hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

• Miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN.

• Củng cố và tăng cường đầu tư cho một số trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, hiện đại, nhất là công nghệ sinh học.

+ Bộ chính trị ra chỉ thị 58/TƯ (10/2000) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

+ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) ra nhiệm vụ: "Nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường…Đi nhanh vào một số ngành, linh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao".

+ Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (7/2002) đã đề ra phương hướng phát triển KH&CN đến năm 2005 và đến năm 2010. Hội nghị đã nếu rõ những nhiệm vụ cụ thể là.

• Đổi mới và nângn cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu KH&CN.

• Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý KH&CN, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KH&CN.

+ Bộ khoa học và công nghệ ra chỉ thị 03/2003/CT - BKHCN về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN.

+ Bộ khoa học và công nghệ ra chỉ thị 18/2004/CT - BKHCN ban hành ngày 14/07/2004 về tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông ntrong và hàng hoá xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w