Gói giải pháp nội tại, chủ động thay đổi mô hình làng nghề Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ Trong đó chú trọng phát

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP (Trang 68 - 69)

3) Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước

2.2 Gói giải pháp nội tại, chủ động thay đổi mô hình làng nghề Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ Trong đó chú trọng phát

hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. Trong đó chú trọng phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng và dịch vụ du lịch.

Với gói giải pháp này, tác giả đứng trên góc độ của người dân Ninh Hiệp, tự đề ra cho mình phương hướng cải thiện mô hình sản xuất kinh doanh mà không quá dựa giẫm vào hoạch định hay chính sách hỗ trợ của chính phủ. Thực chất, phần 2.2 này trả lời cho câu hỏi: ”Nếu bạn là người đứng đầu xã Ninh Hiệp thì bạn sẽ làm gì để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của quê hương trong tương lai?”. Theo tác giả, câu trả lời là phát triển mạnh mẽ hơn ngành dịch vụ, làm gia tăng giá trị trong sản phẩm sản xuất tại Ninh Hiệp.

2.2.1 Gia tăng giá trị trong sản phẩm sản xuất tại Ninh Hiệp:

Từ những phân tích ở các phần trước về cơ cấu ngành nghề cũng như quy trình sản xuất của ngành may mặc thì giá trị gia tăng trên một sản phẩm may mặc của người Ninh Hiệp rất ít. Phần lớn lợi nhuận và doanh thu dựa trên số lượng lớn sản phẩm may mặc bán ra với giá rẻ, do nguyên liệu đầu vào rẻ hơn so với thị trường nội địa. Cũng có thể gọi đây là một thế mạnh để hàng may mặc của Ninh Hiệp chiếm lĩnh thị trường may mặc bình dân, nông thôn. Tuy nhiên, quá dựa giẫm vào thế mạnh giá này thì tiềm ẩn một nguy cơ lớn. Nguy cơ đó là khi thế mạnh mất đi, các hộ gia đình nằm trong quy trình sản xuất hàng may mặc Ninh Hiệp phải đối phó với nguy cơ phá sản dây chuyền do giá cả tăng, sản phẩm không đáp ứng nổi chất lượng cũng như mẫu mã.

Dường như cũng đã nhận thấy sự lạc hậu về mẫu mã của mình, các hộ gia đình sản xuất tại Ninh Hiệp thời gian gần đây bắt đầu chú trọng việc tìm kiếm mẫu mã mới. Ban đầu là các mẫu in đẹp được tìm kiếm trên internet bởi một bộ phận giới trẻ nắm bắt nhanh về CNTT. Sau đó là các bắt chước các mẫu mã đẹp từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản,... Có thể nói khả năng học tập của người Ninh Hiệp là vô tận, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở sự bắt chước mà chưa có học tập bài bản về thiết kế thời trang. Việc đào tạo thiết kế tại làng nghề Ninh Hiệp chỉ mang tính tự đào tạo, đào tạo qua công việc hoặc cùng lắm là học các trường trung cấp dậy nghề. Đứng từ phía người dân, việc đưa con

cháu mình ra nước ngoài là một đầu tư tốn kém, mạo hiểm. Nhất là khi đưa sang một nơi đắt đỏ như Nhật Bản chỉ để học nghề thời trang dường như là quá lãng phí. Người Ninh Hiệp cũng xuất ngoại nhiều, nhưng chủ yếu để kiếm tiền hoặc học thạc sỹ, tiến sỹ,… còn chưa thấy trường hợp xuất ngoại để học nghề!

Đứng dưới góc độ người dân Ninh Hiệp, thì đầu tư ra nước ngoài học nghề rất tốn kém và kết quả thì chưa chắc chắn. Thế nên để giảm thiểu rủi ro mà vẫn có thể hiệu quả, mỗi dòng họ trong làng nên tận dụng quỹ khiến học của họ, hoặc quỹ khiến học của xã để tặng cho các em có tư chất học tập tốt những xuất học bổng tại nước ngoài để học nghành thiết kế thời trang. Những học sinh sau khi được đào tạo bài bản ở nước ngoài, với tay nghề cao và kiến thức sâu trong lĩnh vực thời trang, sẽ quay trở lại quê hương, tạo nên được các hãng thời trang uy tín, đánh mạnh vào chất lượng và sự đổi mới. Nếu điều này thành công sẽ dần dần thay đổi cách nhìn nhận của người dân về kinh doanh. Họ sẽ thay vì chú trọng tới yếu tố giá cả sẽ quan tâm hơn tới giá trị của sản phẩm, nâng cao được lợi nhuận và có thể xuất khẩu sang được cả những thị trường khó tính như Nhật, Hàn, Mỹ,…

Chuỗi giá trị trong các hộ gia đình sản xuất hàng may mặc tại Ninh Hiệp sẽ thay đổi. Thay vì nhận được mỗi sản phẩm 1.500 VN Đồng như trước kia, thì nay mỗi sản phẩm sẽ nhận được 5.000 VN Đồng, hoặc là sẽ có nhiều xưởng may lớn với quy mô từ vài trăm tới vài ngàn máy được mọc lên tại Ninh Hiệp, thu hút nguồn lao động tại các làng xã bên cạnh. Sự thay đổi này nên bắt đầu từ khâu đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, và cách đào tạo chuyên nghiệp nhất là cử đi nước ngoài học tập. Từ đội ngũ thiết kế này sẽ tạo nên một hiệu ứng lan tỏa tới các hộ gia đình còn lại trong dây chuyền sản xuất. Mang lại thu nhập cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn ở từng khâu sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w